Luật cầm đồ xe máy có nội dung gì nổi bật?

22/08/2022
Luật cầm đồ xe máy có nội dung gì nổi bật?
922
Views

Xin chào Luật sư. Tôi là Tùng, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Tôi dự định mở một tiệm cầm đồ xe máy, tuy nhiên do chưa bước chân vào lĩnh vực cầm đồ bao giờ và còn hạn chế về hiểu biết pháp luật nên tôi không biết hiện nay Luật cầm đồ quy định như thế nào. Luật sư có thể cung cấp cho tôi về nội dung Luật cầm đồ xe máy có những gì nổi bật và đáng lưu ý không ạ? Rất mong nhận được hồi đáp. Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Luật cầm đồ xe máy có nội dung gì nổi bật?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Đặc điểm của hoạt động cầm đồ?

Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP: “Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

Cầm đồ có thể hiểu là một loại hình kinh doanh có điều kiện mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để giao kết hợp đồng vay tiền.

Hoạt động cầm đồ có các đặc điểm sau:

Cầm đồ là phương thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó người cầm đồ giao tài sản cho cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ (Bên nhận cầm đồ) để được vay một số tiền nhất định. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…

Trong thời hạn quy định thì người cầm đồ trả lại khoản tiền vay và được nhận lại tài sản đã cầm đồ. Hết thời hạn thỏa thuận chuộc lại tài sản cầm đồ, bên nhận cầm đồ đương nhiên trở thành chủ sở hữu của tài sản đó.

Các bên thỏa thuận về khoản tiền phải trả tùy thuộc vào số tiền vay của bên đem tài sản cầm đồ và thời hạn cầm đồ.

Mục đích của việc cầm đồ là việc làm nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với bên nhận cầm đồ.

Luật cầm đồ xe máy có nội dung gì nổi bật?

Điều kiện cần thiết để kinh doanh dịch vụ cầm đồ xe máy

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là hoạt động kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

Người đứng tên kinh doanh dịch vụ cầm đồ xe máy phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Thứ nhất, là đối tượng được quyền đăng ký, cấp phép hoặc thành lập tiệm cầm đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Theo đó, chủ thể kinh doanh dịch vụ này phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh. Đó có thể là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh hoặc hộ kinh doanh cá thể.

Để có thể kinh doanh tiệm cầm đồ xe máy, các chủ thể phải được cơ quan có thẩm quyền cấp một trong các giấy tờ:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh của chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký HTX, liên hiệp HTX.
  • Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Thứ hai, về điều kiện về phòng cháy chữa cháy:

Tuân thủ và thực hiện theo đúng quy định về phòng cháy chữa cháy của pháp luật Việt Nam.

Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ xe máy

Ngoài điều kiện quy định chung đối với các ngành nghề, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ xe máy phải đáp ứng điều kiện sau đây:

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh.

Và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.

Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ xe máy

Theo Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP luật cầm đồ có quy định rõ ràng về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh cầm đồ cụ thể:

Ngoài trách nhiệm quy định về trách nhiệm chung, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ xe máy có trách nhiệm:

1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.

2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.

4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.

5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.

6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.

7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.

Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh cầm đồ

Đăng ký ngành nghề kinh doanh cầm đồ

Cơ sở kinh doanh cần đăng ký thành lập công ty hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau:

6492 – 64920: Hoạt động cấp tín dụng khác: Chi tiết: Dịch vụ cầm đồ.

Luật cầm đồ xe máy có nội dung gì nổi bật?
Luật cầm đồ xe máy có nội dung gì nổi bật?

Hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh cầm đồ

Đối với doanh nghiệp

Tùy thuộc vào các loại hình công ty, công ty sẽ chuẩn bị các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau. Nhưng cơ bản cần những giấy tờ dưới đây:

– Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ của công ty;

– Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:

+ Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;

+ Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền; Giấy tờ cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

+ Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)

+ Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có).

Đối với hộ kinh doanh

– Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT)

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước).

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Luật cầm đồ xe máy có nội dung gì nổi bật?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, công chứng tại nhà, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cầm đồ hiểu như thế nào?

Cầm đồ là cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ để giao kết hợp đồng vay tiền.
Phương thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó người cầm đồ giao tài sản cho hiệu cầm đồ để được vay một số tiền nhất định. Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác quy định.
Người cầm đồ trả lại khoản tiền vay trong thời hạn quy định và được nhận lại đồ vật đã cầm đồ. Hết thời hạn chuộc lại đã được thỏa thuận, chủ hiệu cầm đồ đương nhiên trở thành chủ sở hữu của vật đó.

Có mấy điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ?

Có 3 điều kiện về kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau:
Đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
Điều kiện về người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh:
Điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

Thẩm quyền giải quyết, xin giấy phép kinh doanh cầm đồ ở đâu?

Hộ kinh doanh: Công an cấp huyện.
Doanh nghiệp: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.