Dạ thưa Luật sư, tôi thực hiện xây dựng hoàn thành xong một ngôi nhà. Không có gì để nói nếu trên thực tế ngôi nhà tôi xây ra lại lớn hơn với phần đã đăng ký trong giấy phép xây dựng. Tôi thắc mắc trường hợp củ tôi sẽ giải quyết như thế nào? Pháp luật có quy định gì về việc xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi ạ!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định về xây nhà cũng như đưa ra giải pháp đối với trường hợp Xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng là như thế nào?
Như đã biết, trước khi tiến hành thiết kế thi công nhà ở, chủ đầu tư sẽ phải tiến hành xin giấy phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền nhà nước. Theo khoản 3, điều 89 luật Xây dựng 2014, một bộ hồ sơ xin giấy phép xây dựng bao gồm: Giấy phép xây dựng mới; giấy phép sửa chữa, cải tạo; giấy phép di dời công trình tùy thuộc vào mục đích công trình. Vậy làm sao để xác định được đâu là công trình xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng?
Trong giấy phép cũng sẽ quy định rõ các nội dung về chủ sở hữu, quy mô, địa điểm xây dựng và đặc biệt là diện tích được phép sử dụng để xây dựng. Do vậy các công trình không tuân thủ theo giấy phép xây dựng đều được cho là sai quy định và trái với pháp luật, kể cả về tổng diện tích xây dựng, chiều cao, số tầng đối với nhà ở dân dụng.
Xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng sẽ bị xử lý như thế nào?
Trong thực tế, có không ít những trường hợp xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng, có thể do vô tình hoặc cố ý. Điều này không những gây ảnh hưởng tới các công trình xung quanh, có thể xảy ra tranh chấp mà còn vi phạm quy định của pháp luật. Do đó có thể sẽ bị xử phạt. Tùy vào từng trường hợp, mức độ vi phạm sẽ có các mức phạt tương ứng.
Quy định về xử lý vi phạm xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng
Khoản 4 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định:
“4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”
Ngoài bị phạt tiền, các công trình xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng còn phải buộc phải tạm dừng và tháo dỡ phần sai phạm.
Các bước xử lý vi phạm xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng
+ Lập biên bản và yêu cầu tạm dừng thi công
+ Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét giấy phép xây dựng và đánh giá mức độ sai lệch so với thực tế thi công: Trong khoản thời gian này, chủ nhân của công trình cần xin giấy phép lại hoặc điều chỉnh giấy phép cùng những khoản phạt đi kèm cho khớp với phần diện tích xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng.
+ Những trường hợp bị kết luận là sai lệch so với giấy phép sẽ thực hiện thanh toán các khoản phạt cũng như dỡ bỏ công trình đang thi công dang dở.
Cách khắc phục khi xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng
Như đã nói ở trên, tùy từng trường hợp hiện trạng xây nhà sẽ có những mức phạt khác nhau. Nếu trường hợp gia chủ xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng nhưng vẫn trong không gian đất của gia đình mình hoặc diện tích vượt mức không quá lớn có thể xin làm thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng. Tránh trường hợp để lâu đến khi các cơ quan kiểm tra mới phát hiện sai phạm.
Tuy nhiên “phòng hơn chữa”, để tránh xảy ra những trường hợp xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng không đáng có. Ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng cũng như kinh phí công trình. Thì mỗi chủ đầu tư và đơn vị thi công cần làm đúng ngay từ đầu. Một bản thiết kế hoàn chỉnh, đầy đủ và chi tiết sẽ hạn chế tốt nhất việc xảy ra các phát sinh ngoài ý muốn. Bản thân gia chủ và người thợ xây sẽ định hướng cụ thể nhất về công trình, cũng như diện tích xây dựng chuẩn kỹ thuật khi xây theo thiết kế có sẵn.
Mức phạt khi xây nhà không có giấy phép
Mức phạt đối với hành vi xây nhà không có giấy phép lần đầu vi phạm
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng bị phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại nông thôn
- Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị
Mức phạt khi vẫn tiếp tục xây dựng hoặc tái phạm
Căn cứ Khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với trường hợp xây dựng không có giấy phép đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục xây dựng thì sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại nông thôn
- Phạt tiền từ 35 – 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có thể sang tên nhà bằng giấy phép xây dựng hay không?
- Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở năm 2022
- Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Xây nhà lớn hơn giấy phép xây dựng“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nhà xây dựng sai phép:
+ Có giấy phép xây dựng.
+ Có thể hoàn công xây dựng: Nếu trả lại hiện trạng cho đúng giấy phép xây dựng.
+ Nhà nước công nhận phần xây dựng phù hợp với giấy phép xây dựng, và phần xây sai giấy phép vì không được công nhận.
+ Có thể bị nhà nước cưỡng chế dỡ bỏ 1 phần nhà xây không đúng phạm vi trong giấy phép.
+ Nếu bị quy hoạch: Ngoài việc đền bù giá trị đất, nhà nước sẽ đền bù phần nhà xây dựng đúng giấy phép khi thực hiện thu hồi, giải phóng mặt bằng, phần sai phép không được đền bù.
Nhà xây dựng không phép:
+ Không có giấy phép xây dựng
+ Không thể hoàn công xây dựng.
+ Toàn bộ phần xây dựng đều không được nhà nước công nhận
+ Có thể bị nhà nước cưỡng chế dỡ bỏ hoàn toàn căn nhà.
+ Nếu bị quy hoạch: Nhà nước chỉ đền bù giá trị đất, phần nhà xây sai phép bị phá bỏ hoàn toàn mà không được đền bù.
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được phân cho Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Xây dựng); Ủy ban nhân dân cấp huyện và ban quản lý khu công nghiệp. Cụ thể như sau:
– Bộ Xây dựng
+ Cấp giấy phép xây dựng đối với công trình đặc biệt
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện
+ Cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý
Tùy thuộc vào từng trường hợp, khi xây nhà, mà nhà đó có thuộc những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật hay không. Nếu nhà được xây dựng không phải là đối tượng được miễn giấy phép xây dựng thì việc xin giấy phép xây dựng là điều kiện bắt buộc trước khi khởi công đối với các chủ đầu tư