Quy định đặt tên con có yếu tố nước ngoài như thế nào?

17/08/2022
Quy định đặt tên con có yếu tố nước ngoài
925
Views

Khi đặt tên cho con có yếu tố nước ngoài để thực hiện thủ tục khai sinh thì phải lưu ý đến một số vấn đề, đặc biệt là pháp luật nơi thực hiện thủ tục khai sinh. Vậy quy định đặt tên con có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định về khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha là công dân Việt Nam.

Thủ tục đăng ký khai sinh

Hồ sơ đăng ký khai sinh lập thành 1 bộ, gồm:

Giấy tờ phải nộp:

  • Bản chính Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp hoặc giấy tờ thay thế Giấy Chứng sinh (nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng;
  • Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực).
  • Giấy thỏa thuận của cha và mẹ đứa trẻ về việc chọn quốc tịch trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con. Giấy thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó (đã được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt).

Giấy tờ phải xuất trình (Bản sao kèm bản chính đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực các loại giấy tờ sau):

  • Giấy Chứng nhận kết hôn của cha mẹ (nếu cha, mẹ trẻ có đăng ký kết hôn); Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
  • Sổ Hộ khẩu hoặc Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước);
  • Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam).

Văn bản ủy quyền khai sinh cho trẻ hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ nhân thân (trong trường hợp ủy quyền).

Về thời hạn tiến hành:

Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp một bản chính Giấy khai sinh cho người đi khai sinh.

Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. Trong trường hợp cần xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 3 ngày.

Về tên của người được đăng ký khai sinh:

Tên của trẻ em là tên Việt Nam hoặc tên nước ngoài theo sự lựa chọn của cha mẹ.

Quy định đặt tên con có yếu tố nước ngoài
Quy định đặt tên con có yếu tố nước ngoài

Những lưu ý khi đặt tên con có yếu tố nước ngoài

Để đảm bảo các thủ tục sau khi sinh con có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam được thực hiện một cách thuận lợi nhất thì cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, cha mẹ của đứa trẻ có thực hiện đúng quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài về việc kết hôn không?

Đối với pháp luật Việt Nam về điều kiện cũng như quy định kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014:

  • Nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định

Đối với người định cư nước ngoài hoặc người nước ngoài thì cần phải tuân thủ theo quy định pháp luật, tôn giáo, đặc tính riêng của nước đó về điều kiện kết hôn.

Nếu bố mẹ đứa trẻ sinh con ra trong trường hợp hai người đã đủ điều kiện kết hôn mà không kết hôn thì phải hoàn thành thủ tục đăng kí kết hôn trước khi làm thủ tục khai sinh cho con để hợp pháp hóa quan hệ cha mẹ con trong giấy khai sinh

Trường hợp cha mẹ đứa trẻ chưa đăng kí kết hôn được thì phải có giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống: Giấy xét nghiệm ADN.

Thứ hai, khi sinh con có yếu tố nước ngoài thì việc làm thủ tục khai sinh cho con cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

Trường hợp sinh con ở nước ngoài và làm khai sinh cho con ở nước ngoài được quy định tại Điều 7 Luật hộ tịch 2014 thì hồ sơ thủ tục gồm.

  • Giấy chứng sinh của con do cơ sở y tế, bệnh viện nơi đứa trẻ sinh ra cấp. Hoặc giấy xác nhận của người làm chứng. Nếu không có hai loại giấy này thì khi đi làm giấy khai sinh cho đứa trẻ, người khai báo phải cam kết về việc sinh con là thật
  • Giấy đăng kí kết hôn của cha mẹ đứa trẻ hoặc bản sao công chứng, chứng thực.
  • Hộ chiếu của cha mẹ đứa trẻ
  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trên thì người đi làm khai sinh cho đứa trẻ sẽ làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài

Trường hợp sinh con ở nước ngoài chưa có giấy khai sinh và về Việt Nam cư trú thì hồ sơ thủ tục gồm:

  • Tờ khai theo mẫu
  • Giấy chứng sinh do cơ sở y tế hoặc bệnh viện nơi đứa trẻ sinh ra cấp hoặc giấy tờ có liên quan do cơ quan nước có thẩm quyền cấp chứng minh việc sinh con, quan hệ mẹ – con. Giấy tờ này phải được hợp pháp hóa lãnh sự (Trừ trường hợp trong điều ước quốc tế quy định được miễn mà Việt Nam là thành viên)
  • Đối với trường hợp cha hoặc mẹ là người Việt Nam và người còn lại là người nước ngoài thì cần cung cấp văn bản thỏa thuận việc lựa chọn quốc tịch cho con. Văn bản thỏa thuận này phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phù hợp quy định pháp luật của nước đó. 
  • Tất cả giấy tờ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng tại văn phòng công chứng, có chữ kí của người công chứng. Phải được hợp pháp hóa lãnh sự
  • Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của cha mẹ đứa trẻ bản gốc hoặc bản sao được công chứng
  • Đối với trường hợp cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì cần cung cấp hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ đăng kí tạm trú
  • Nếu không phải cha hoặc mẹ đứa trẻ đi làm giấy khai sinh thì cần phải có văn bản ủy quyền
  • Hồ sơ làm giấy khai sinh cho con sẽ được nộp tại phòng tư pháp hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc mẹ đứa trẻ. Tại đây, cán bộ phòng tư pháp sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ đầy đủ và thông tin xác nhận là chính xác thì cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ ghi thông tin vào sổ hộ tịch.
  • Uỷ ban nhân dân cấp huyện sau khi nhận được báo cáo của cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành cấp giấy khai sinh cho đứa trẻ trong 03 ngày làm việc.
  • Trường hợp cán bộ tư pháp cần xác nhận thông tin khai báo thì trong 06 ngày làm việc ủy ban nhân dân huyện sẽ cấp giấy khai sinh cho đứa trẻ

Thứ ba, khi sinh con có yếu tố nước ngoài mà cha mẹ muốn đặt tên có yếu tố nước ngoài cho con thì cần lưu ý những vấn đề sau:

Không phải cứ sinh con ở nước ngoài khi về Việt Nam sẽ được đặt tên có yếu tố nước ngoài cho con. Theo quy định Luật quốc tịch 2014 quy định để đặt tên con có yếu tố nước ngoài thì cha hoặc mẹ đứa trẻ phải là người có quốc tịch nước ngoài, người kia là người Việt Nam. Vì thế nếu cả cha và mẹ tuy sống ở nước ngoài nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam thì không được đặt tên con có yếu tố nước ngoài.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quy định đặt tên con có yếu tố nước ngoài”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; đăng ký lại giấy khai sinh bị mất, giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn tham khảo thủ tục hủy hóa đơn giấy đã phát hành cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Việc đặt tên họ cho con được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền có họ, tên như sau:
“1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về nội dung khai sinh thì: nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
“1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.”

Cha là người nước ngoài, mẹ là người Việt Nam thì có thể đặt tên con bằng tiếng nước ngoài không?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ”.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 16 Luật Quốc tịch 2014 thì: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”.
Về nguyên tắc nếu con mang quốc tịch Việt Nam thì phải đặt tên bằng tiếng Việt, nếu mang quốc tịch nước ngoài thì việc đặt tên tuân thủ quy định của nước đó. Do đó dù có cha hoặc mẹ là người nước ngoài nhưng con lại mang quốc tịch Việt Nam thì vẫn phải đặt tên cho con theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài được không?

Theo Điều 16 Luật quốc tịch năm 2014 thì: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”.
Khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ“.
Như vậy, trẻ em sinh ra tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài không được đặt tên con theo tiếng nước ngoài. Họ của con có thể xác định theo họ của cha, nhưng tên gọi (bao gồm cả chữ đệm) phải là tên tiếng Việt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.