Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?

17/08/2022
Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?
580
Views

Lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay những giao dịch tài chính ngày càng nhiều. Do vậy rủi ro xảy ra ngày càng nhiều hơn. Và để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra, trong hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Các bên có giao kết được khuyến cáo chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực, uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về thực trạng đặc biệt là giảm thiểu rủi ro và tổn thất cho các bên liên quan. Vậy Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Giám định là gì?

Giám định là một hoạt động khoa học kỹ thuật cao và mang tính đặc thù đồng thời giám định cũng được xem là ngành kinh doanh, tầm quan trọng của dịch vụ giám định không chỉ liên quan đến số phận của hàng hóa hay doanh nghiệp có hàng hóa cần giám định, mà liên quan đến cả tính mạng con người.

Giám định thương mại là hoạt động đòi hỏi sự đầu tư lớn về chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất. Quy trình tác nghiệp trong công tác giám định phải đáp ứng các điều kiện khắt khe về trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề của giám định viên và có cơ sở trang thiết bị phù hợp. Với tính chất nêu trên, quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Thương mại năm 2005 là cơ sở để hoạt động giám định thương mại được tiến hành một cách chuyên nghiệp, chính xác hơn. Qua đó phát huy vai trò của hoạt động giám định thương mại đối với các chủ thể liên quan.

Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?
Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?

Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?

Tại Điều 18 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) quy định lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như sau:

1. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính phải lập hồ sơ giám định tư pháp theo đúng quy định. Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm các tài liệu sau:

a) Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có).

b) Văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;

c) Biên bản giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đồ vật (nếu có);

d) Đề cương giám định (nếu có);

đ) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);

e) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;

g) Quyết định thành lập Hội đồng giám định đối với trường hợp giám định lại lần thứ hai (nếu có);

h) Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết luận giám định lại (nếu có);

i) Tài liệu khác liên quan (nếu có).

2. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lập hồ sơ giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.

Thực hiện giám định

Căn cứ theo Điều 12 của Thông tư số 40/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung của Luật Giám định tư pháp và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc thực hiện giám định trong lĩnh vực tài chính như sau:

1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc người được cử giám định, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính triển khai thực hiện giám định như sau:

a) Lập đề cương giám định với các nội dung cơ bản sau:

– Xác định các quy chuẩn chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan dự kiến được áp dụng khi thực hiện giám định theo hướng dẫn tại Điều 11

– Danh sách nhân sự thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về năng lực của các cá nhân thực hiện giám định (nếu có).

– Thời gian dự kiến hoàn thành giám định.

– Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.

Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định đề nghị với người trưng cầu giám định cho khảo sát đối tượng giám định để phục vụ công tác lập kế hoạch và thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

b) Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định.

c) Thực hiện giám định.

d) Báo cáo kết quả hoặc đưa ra kết luận giám định theo hướng dẫn tại Điều 13

2. Trường hợp có thay đổi nhân sự giám định, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Thủ trưởng đơn vị cử người thực hiện giám định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết.

3. Trong quá trình thực hiện, người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận quá trình và kết quả thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp.

4. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực phù hợp theo quy định thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.

Lưu hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?

Theo Điều 19 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) lưu hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được quy định:

Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp được thực hiện theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:

1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, người đầu mối của Tổ giám định tư pháp, Chủ tịch Hội đồng giám định lập hồ sơ giám định tư pháp là các cán bộ, công chức của Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp do mình thực hiện; trường hợp chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc thì phải bàn giao hồ sơ giám định tư pháp theo quy định tại Quy chế văn thư của Bộ Tài chính, Quy chế công tác lưu trữ của Bộ Tài chính, Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Việc lưu hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính tại Sở Tài chính được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự;  công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn…. hãy liên hệ: 0833.102.102..

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại

Nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại như sau:
– Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
– Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học và chính xác.
– Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.

Giám định tư pháp được hiểu như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) có quy định như sau:
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

Giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm những gì?

Tại Điều 3 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm:
1. Giám định tư pháp về kế toán, kiểm toán.
2. Giám định tư pháp về giá.
3. Giám định tư pháp về chứng khoán.
4. Giám định tư pháp về thuế.
5. Giám định tư pháp về hải quan.
6. Giám định tư pháp về tải sản công.
7. Giám định tư pháp về tài chính doanh nghiệp.
8. Giám định tư pháp về các lĩnh vực tài chính khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.