Giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiệu quả

17/08/2022
Một vài giải pháp phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiệu quả
944
Views

Trong bối cảnh nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế thì cũng làm xuất hiện những vấn đề tiêu cực trong xã hội, đó là sự thay đổi lối sống với việc đề cao giá trị vật chất và sự hưởng thụ diễn ra ở bộ phận không nhỏ trong xã hội; đạo đức xã hội có nhiều sự biến đổi nhanh chóng; công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn có những kẽ hỡ, hệ thống pháp luật vẫn đang trong quá trình hoàn thiện;… Dẫn đến tỷ lệ tội phạm trên tất cả các mặt ở nước ta vẫn còn cao. Và nhằm đẩy lùi tình trạng đó, xin mời tham khảo bài viết dưới đây: Giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiệu quả.

Giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiệu quả

Một vài nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiệu quả bao gồm:

(1) Quán triệt, triển khai, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 13-KL/TW gắn với tiếp tục chỉ đạo, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên trách trong công tác phòng, chống tội phạm. Thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đơn vị, địa phương. Xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm; lấy “chủ động phòng ngừa” từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm tập trung các biện pháp phòng, chống tội phạm. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ với những hành vi phạm tội.

(2) Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm; củng cố, giữ vững phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; phát hiện và giải quyết các xung đột xã hội, hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân, làm tốt công tác quản lý những đổi tượng có nguy cơ phạm tội, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn cơ sở. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phản ánh khách quan, toàn diện công tác phòng, chống tội phạm.

Xây dựng các giải pháp trong quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá, chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, tái hòa nhập cộng đồng. Giám sát và thực hiện các kiến nghị, khiếu nại của Nhân dân ở cơ sở, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các yếu tố phát sinh tội phạm.

(3) Đấu tranh mạnh mẽ, phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, luận điệu xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm. Chủ động tấn công, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia; tội phạm lợi dụng thiên tai, dịch bệnh; tội phạm về ma túy; tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, lợi dụng kinh doanh đa cấp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông; tội phạm về môi trường; tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người; tội phạm mua bán người, xâm hại trẻ em…

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao, hành động mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật, không để xảy ra tình trạng “bảo kê” cho tội phạm.

Một vài giải pháp phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiệu quả
Một vài giải pháp phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiệu quả

(4) Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, kịp thời có giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp; kết hợp giữa cải cách tư pháp với cải cách hành chính. Thực hiện các quy định của pháp luật trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; có biện pháp hiệu quả bảo vệ người phát hiện, tố cáo hành vi phạm tội, nhất là tố cáo hành vi tham nhũng.

(5) Tiếp tục kiện toàn cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm theo hướng gọn đầu mối, nâng cao hiệu quả thực chất. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan bảo vệ pháp luật đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Kịp thời phát hiện, thay thế những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật… Nâng cao hơn nữa cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan về công tác phòng, chống tội phạm.

Xây dựng lực lượng Công an trong tỉnh chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác phòng, chống tội phạm; chú trọng tăng cường lực lượng, cơ sở vật chất cho lực lượng công an cơ sở, nhất là công an cấp xã để kịp thời giải quyết từ đầu, từ sớm các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự nảy sinh tại cơ sở. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; chú trọng hoàn thiện, thực hiện, khai thác có hiệu quả hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp, quản lý căn cước công dân phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác phòng, chống tội phạm. Đầu tư kinh phí, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu, thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

(6) Thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng về xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện dấu hiệu tội phạm, đồng thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Một vài giải pháp phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiệu quả”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tội phạm là gì?

Bộ luật Hình sự 2015 đã dành riêng một Điều luật để giải thích khái niệm tội phạm. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật này nêu rõ:
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Khách thể của tội phạm

Là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ như: Sức khỏe, tính mạng, tài sản, nhân phẩm, danh dự người khác…

Có mấy loại tội phạm?

Dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được phân thành 04 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Cụ thể đã được quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.