Hàng xóm hát karaoke vào tối muộn có bị xử phạt không?

15/08/2022
Hàng xóm hát karaoke vào tối muộn có bị xử phạt không?
791
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi có thắc mắc như sau, mong được Luật sư giải đáp: Hàng xóm nhà tôi thường xuyên hát karaoke đến tối muộn, âm thanh rất to. Mấy nhà xung quanh đã thường xuyên nhắc nhở nhưng không thay đổi. Hành vi này có bị xử phạt hay không? Hàng xóm hát karaoke vào tối muộn có bị xử phạt không? Nếu có, mức xử phạt là bao nhiêu? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Hành vi hát karaoke như thế nào bị coi là mất trật tự?

Ngày 16/12/2010, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Theo đó, quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT được ban hành cùng với Thông tư này đã quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại khu vực thông thường, có con người sinh sống, hoạt động và làm việc, gồm khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính. Cụ thể:

  • Thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ là 70dBA;
  • Thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ là 55dBA.

Tại các khu vực đặc biệt thì mức giới hạn tối đa là:

  • Thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ là 70dBA;
  • Thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ là 45dBA.

Như vậy, có thể hiểu, hành vi hát karaoke gây ồn ào; mất trật tự khi độ lớn của âm thanh phát ra từ việc hát từ 55dBA đến 70dBA trong từng khung thời gian cụ thể.

Vi phạm các quy định về tiếng ồn xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

Hàng xóm hát karaoke vào tối muộn có bị xử phạt không?
Hàng xóm hát karaoke vào tối muộn có bị xử phạt không?

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.”

Hàng xóm hát karaoke vào tối muộn có bị xử phạt không?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, theo quy định trên thì khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau là khoảng thời gian nghỉ ngơi của người dân. Pháp luật đã quy định việc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới người khác trong khoảng thời gian này có thể sẽ bị xử phạt hành chính.

Quán karaoke được hoạt động đến mấy giờ?

Có thể thấy các quán karaoke thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm; là nơi tụ tập đông người nên việc gây ồn ào; mất trật tự; ảnh hưởng đến cư dân sống xung quanh là khó tránh khỏi. Chính vì lẽ đó, pháp luật cũng đưa ra những quy định cụ thể khi thực hiện kinh doanh loại hình dịch vụ này. Theo đó, tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định giới hạn giờ được phép hoạt động dịch vụ karaoke. Các doanh nghiệp; hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ karaoke không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.

Như vậy, mức giới nghiêm mà các doanh nghiệp; hộ kinh doanh được phép cung cấp dịch vụ karaoke là khoảng thời gian từ từ 8 giờ sáng đến 24 giờ. Sau giờ này nếu doanh nghiệp; hộ kinh doanh vẫn tiếp tục hoạt động thì sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Mức xử phạt cụ thể như sau:

  • Đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ karaoke không đúng giờ quy định: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
  • Đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ karaoke không đúng giờ quy định: bị xử phạt gấp đôi; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hàng xóm hát karaoke vào tối muộn có bị xử phạt không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Trích lục ghi chú ly hôn; cách tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cần làm gì để ngăn chặn hành vi gây tiếng ồn hát karaoke của hàng xóm?

Để ngăn chặn hành vi gây tiếng ồn này của hàng xóm, bạn cần làm đơn khiếu nại gửi đến công an, UBND phường, xã nơi cư trú để được giải quyết theo quy định pháp luật.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi hát karaoke gây mất trật tự là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi hát karaoke gây mất trật tự được quy định với thời gian là 01 năm.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết với trường hợp hát karaoke muộn tại khu dân cư?

Khoản 1 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.