Hành vi mua bán trẻ sơ sinh sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định

31/08/2021
Hành vi mua bán trẻ sơ sinh sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định
794
Views

Hiện nay, nạn buôn bán trẻ em dưới 16 tuổi diễn biến ngày càng phức tạp; không chỉ ở cùng núi, mà nạn mua bán trẻ sơ sinh còn xảy ra ở vùng thành thị, nông thôn: “Ngày 30/8, Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi; đối với 2 bị cáo Nguyễn Văn Nhiều (sinh năm 1974, ở Bình Tân, Vĩnh Long); và Lâm Tố Quyên (sinh năm 1991, ở Thạnh Trị, Sóc Trăng). Tại cơ quan công an, đối tượng Nhiều và Quyên khai nhận đã xin trẻ sơ sinh của một phụ nữ tên là Hà Thị Yến X.; tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tân (Vĩnh Long); sau đó đưa cháu bé từ Vĩnh Long đến Cao Bằng giao cho bà Trần Thị Thanh X.; là người Việt Nam lấy chồng và sinh sống tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), bán lấy tiền.”

Vậy với hành vi mua bán trẻ sơ sinh thì sẽ ị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP

Nội dung tư vấn

Hành vi mua bán trẻ sơ sinh là gì?

Hành vi mua bán trẻ sơ sinh sẽ chịu hình phạt về tội mua bán trẻ em dưới 16 tuổi. Tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP; hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; có giải thích từ ngữ về hành vi mua bán trẻ em như sau:

““Mua bán trẻ em” là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi trẻ em (người dưới 16 tuổi) như một loại hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây:

a) Bán trẻ em cho người khác, không phụ thuộc vào mục đích của người mua;

b) Mua trẻ em để bán lại cho người khác; không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của người mua sau này như thế nào;

c) Dùng trẻ em làm phương tiện để trao đổi, thanh toán;

d) Mua trẻ em để bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái pháp luật khác.”

Căn cứ vào Điều 151; Tội mua bán người dưới 16 tuổi là trường hợp người phạm tội có hành vi chuyển giao; hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao nhận tiền; tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động; lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển chứa chấp để thực hiện các hành vi nói trên.

Các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trẻ em dưới 16 tuổi

Khách thể của tội phạm

 Khách thế của tội phạm này là “nhân phẩm và sự phát triển bình thường của trẻ em”; hay ““xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con người; xâm hại đến các quyền được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được Hiến pháp và pháp luật quy định”.

Ngoài ra, tội mua bán người dưới 16 tuổi; xâm phạm đến “quyền tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ”; “trẻ em bị mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt bị xâm phạm trực tiếp đến tính mạng; sức khỏe và quyền được quản lý, chăm sóc, giáo dục được luật hình sự bảo vệ”.

Mặt khách quan của tội phạm

Nhóm hành vi khách quan thứ 1:  Hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao nhận tiền; tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Xét về bản chất, đây là hành vi dùng tiền; hoặc phương tiện thanh toán khác như vàng, ngoại tệ… để trao đổi mua bán người dưới 16 tuổi như hàng hóa.

Nhóm hành vi khách quan thứ 2: Hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động; lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. Trong đó bóc lột tình dục được hiểu là ép buộc người khác bán dâm.

Nhóm hành vi khách quan thứ ba: Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi; để thực hiện hành vi thuộc nhóm thứ nhất hoặc thứ hai. Theo đó tuyển mộ người dưới 16 tuổi ở trong điều luật này có thể được xác định là những hành vi tuyển lựa; lựa chọn người dưới 16 tuổi để thực hiện các hành vi như chuyển giao; tiếp nhận nhằm để giao, nhận tiến, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác (trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo); hay để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác

Hậu quả

Hậu quả của tội mua bán người dưới 16 tuổi là việc nạn nhân bị đưa ra mua bán; trao đổi như hàng hóa, danh dự, nhân phẩm của họ bị chà đạp. Họ có thể bị bóc lột sức lao động, bị bóc lột tình dục, bị khổ sai; bị đánh đập và cũng có thể bị sử dụng vào những mục đích vô nhân đạo khác.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội mua bán trẻ em dưới 16 tuổi là lỗi cố ý trực tiếp; bởi người phạm tội nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn thực hiện hành vi để đạt được những mục đích nhất định.

Tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 nhà làm luật quy định các dầu hiệu mục đích khác nhau tương ứng với các hành vi phạm tội. Đối với hành vi chuyên giao hoặc nhận người, mục đích của người phạm tội được phân thành hai nhóm:

1) Mục đích “vụ lợi”, cụ thể là hành vi chuyển giao; hoặc tiếp nhận người “đế giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác”;

2) Mục đích bóc lột hoặc vô nhân đạo; bao gồm “bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lầy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc mục đích vô nhân đạo khác”.

Riêng đối với hành vi tuyển mộ, vận chuyển; hoặc chứa chấp người thì mục đích phạm tội là thực hiện một trong các hành vi chuyển giao; hoặc tiếp nhận người để đạt mục đích lợi ích vật chất hoặc mục đích bóc lột hoặc vô nhân đạo khác

Chủ thể của tội phạm

Về chủ thể của tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi: Hai dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi là; năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi. Người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự; là người mà khi thực hiện hành vi phạm tội này có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và điều khiển được hành vi đó.

Xem thêm: Lợi dụng trẻ em vận chuyển ma túy bị xử lý như thế nào?

Hành vi mua bán trẻ sơ sinh sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định?

Đối với những đối tượng thực hiện hành vi buôn bán trẻ sơ sinh; sẽ phải chịu hình phạt về tội mua bán người dưới 16 tuổi; được quy định tại Khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, theo đó:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

c) Đối với từ 02 người đến 05 người;

d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e.Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Vì động cơ đê hèn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

e) Đối với 06 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

4.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy căn cứ vào hành vi phạm tội của các bị cáo; Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Nhiều 8 năm tù giam, bị cáo Lâm Tố Quyên 7 năm tù giam về tội mua bán người dưới 16 tuổi.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Hành vi mua bán trẻ sơ sinh.” Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ

Câu hỏi thường gặp

Dâm ô với trẻ em bị phạt thế nào?

 Hành vi: Sờ, nắn, bóp, đụng, chạm (dâm ô) với trẻ em sẽ bị xử phạt đến 3 năm tù. Ở mức độ cao hơn thì mức xử phạt sẽ nặng hơn (Khi nạn nhân tự sát hoặc tâm thần) lên tới 12 năm. Khác với hiếp dâm, cưỡng dâm thì người thực hiện phải có mục đích là giao cấu, còn dâm ô thì người thực hiện chỉ sử dụng những hành vi đụng chạm với người dưới 16 tuổi để thỏa mãn dục vọng mà không để giao cấu.  

Trẻ em có được lao động kiếm tiền không?

Trẻ em có thể được làm những công việc phù hợp với lứa tuổi; và không thuộc danh mục các công việc bị cấm nhằm tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân.
Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc; người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
a) Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi; và người đại diện theo pháp luật của người đó;
b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;
c) Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi; phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;
d) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời