Chồng không đồng ý thì có thể tặng phôi dư sau khi có con bằng thụ tinh?

11/08/2022
Chồng không đồng ý thì có thể tặng phôi dư sau khi có con bằng thụ tinh?
415
Views

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi một vấn đề. Chuyện là tôi và chồng tôi có thụ tinh trong. Sau đó tôi còn phô dư, nhân viên y tá có gợi ý vấn đề tôi tặng lại phôi dư. Tôi có nói với chồng thì anh ấy nhất quyết không đồng ý. Chồng không đồng ý thì có thể tặng phôi dư sau khi có con bằng thụ tinh trong? Tặng phôi dư có cần sự đồng ý của cơ quan y tế nơi được tặng không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Theo quy định của Luật thì phôi dư được xử lý thế nào?

1. Cặp vợ chồng sau khi có con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, nếu không có nhu cầu sử dụng số phôi còn dư thì có thể tặng lại cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với sự đồng ý của cả vợ và chồng thông qua hợp đồng tặng, cho.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được phép sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho quy định tại Khoản 1 Điều này để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

3. Phôi của người cho theo quy định tại Khoản 1 Điều này được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công thì mới được sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì phôi còn lại phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm nghiên cứu khoa học.

4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cho phép sử dụng phôi dư theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

Chồng không đồng ý thì có thể tặng phôi dư sau khi có con bằng thụ tinh?
Chồng không đồng ý thì có thể tặng phôi dư sau khi có con bằng thụ tinh?

Chồng không đồng ý thì có thể tặng phôi dư sau khi có con bằng thụ tinh trong?

Việc hiến tặng và nhận tinh trùng, noãn, phôi được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:

– Việc cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện: Người cho và người nhận tự nguyện muốn cho và nhận, không ai được phép lừa dối hay ép buộc.

– Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.

Quy định về việc hiến tặng tinh trùng, noãn

– Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.

– Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.

– Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.

Quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi như thế nào?

– Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.

– Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

– Người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;

+) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;

+) Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

– Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi.

Quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn

1. Người cho tinh trùng, cho noãn đã được khám và làm các xét nghiệm xác định rằng:

  • Không mắc các bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau
  • Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức
  • Làm chủ được hành vi của mình
  • Không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

2. Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

3. Cơ sở khám chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng, cho noãn

4. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới được sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.

Quy định về việc lưu giữ tinh trùng, noãn và phôi ra sao?

Việc lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi được thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh đã được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để lưu giữ, bảo quản tinh trùng, noãn, phôi phục vụ cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

1. Người gửi tinh trùng, noãn, phôi phải trả chi phí lưu giữ, bảo quản thông qua hợp đồng dân sự với cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi trừ trường hợp tinh trùng, noãn, phôi được hiến.

Trường hợp người gửi không đóng phí lưu giữ, bảo quản thì trong thời hạn 06 tháng, cơ sở khám chữa bệnh có quyền hủy tinh trùng hoặc noãn, phôi đã gửi.

2. Việc gửi tinh trùng, gửi noãn, phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh
  • Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân
  • Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi
  • Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công.

3. Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi, thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.

4. Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi ly hôn:

  • Trường hợp người gửi đề nghị hủy tinh trùng, noãn của chính mình thì phải hủy tinh trùng, noãn của người đó;
  • Trường hợp đề nghị hủy phôi thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cả hai vợ chồng; nếu muốn tiếp tục lưu giữ thì phải có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.

5. Người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi nếu sau đó muốn hiến tặng cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi cho người khác thì cơ sở lưu giữ phải sử dụng biện pháp mã hóa các thông tin về người cho. Trường hợp hiến tặng cho mục đích nghiên cứu khoa học thì không cần phải mã hóa thông tin.

Chồng không đồng ý thì có thể tặng phôi dư sau khi có con bằng thụ tinh?
Chồng không đồng ý thì có thể tặng phôi dư sau khi có con bằng thụ tinh?

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Chồng không đồng ý thì có thể tặng phôi dư sau khi có con bằng thụ tinh?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự; quyết định phát hành hóa đơn điện tử hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Việc gửi tinh trùng, gửi noãn, phôi được thực hiện trong các trường hợp nào?

Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh
Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân
Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi
Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công.

Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi ly hôn thì thế nào?

Trường hợp người gửi đề nghị hủy tinh trùng, noãn của chính mình thì phải hủy tinh trùng, noãn của người đó;
Trường hợp đề nghị hủy phôi thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cả hai vợ chồng; nếu muốn tiếp tục lưu giữ thì phải có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.

Người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi nếu sau đó muốn hiến tặng cơ sở lưu giữ thì sao?

 Người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi nếu sau đó muốn hiến tặng cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi cho người khác thì cơ sở lưu giữ phải sử dụng biện pháp mã hóa các thông tin về người cho. Trường hợp hiến tặng cho mục đích nghiên cứu khoa học thì không cần phải mã hóa thông tin.

5/5 - (3 bình chọn)

Comments are closed.