Thuế là hệ thống lớn nguồn thu của Việt Nam. Mọi nguồn thu từ thuế và lệ phí ở Việt Nam đều do Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội đặt ra và quy định. Pháp luật thuế được thể hiện rõ ràng và cụ thể bằng các luật và pháp lệnh,…
Thuế được thu bởi Tổng cục Thuế Việt Nam thông qua các cơ quan thu cấp dưới là các cục thuế, chi cục thuế, phòng thuế, đội thuế, bởi Tổng cục Hải quan Việt Nam thông qua các cơ quan của nó là cục hải quan, chi cục hải quan, và các cán bộ chuyên môn được ủy quyền khác ở khắp các địa phương trong cả nước.
Có nhiều loại thuế khác nhau và được quy định khác nhau. Qua bài viết này, Luật sư 247 sẽ làm rõ các quy định cơ bản của Thuế giá trị gia tăng do pháp luật quy định hiện nay.
Căn cứ pháp lý
Luật thuế giá trị gia tăng năm 2016
Khái niệm
Căn cứ pháp lý tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2016 quy định về thuế GTGT thì:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Đặc điểm
Là loại thuế gián thu
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ.
- Thuế GTGT còn được phát sinh đến khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.
Có phạm vi rộng và đối tượng chịu thuế lớn
- Các đối tượng tham gia vào các hoạt động trong xã hội hầu hết đều phải chịu thuế GTGT
- Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế.
- Thuế GTGT thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội.
Chỉ tính dựa trên phần GTTT của hàng hóa
- Thuế GTGT có ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa và cả quá trình tiêu dùng.
- Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Thuế thu phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế
- Ở mỗi giai đoạn có số thuế GTGT khác nhau. Từ khâu sản xuất, khâu lưu thông và khâu tiêu dùng.
- Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Do người tiêu dùng đóng.
Vai trò
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước,;do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng.
Thuế GTGTcó tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức; cá nhân tiêu dùng hàng hóa; dịch vụ chịu thuế GTGT. Thuế GTGT khuyến khích, xuất khẩu hàng hóa. Thúc đẩy chế độ hạch toán, kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng.
Đối tượng chịu thuế
Tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2016 quy định:
“Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”
Theo đó, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo luật định.
Đối tượng không chịu thuế
Cơ sở pháp lý được quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT năm 2016 cụ thể về các đối tượng không phải chịu thuế GTGT từ khoản 1 đến khoản 25. Có thể thấy các đối tượng này được quy định khá rộng và chi tiết, đầy đủ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Các quy định cơ bản của thuế giá trị gia tăng”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
– Thuế nhập khẩu đóng góp tới 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khoản thu này đang giảm đi do các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam đang tham gia.
– Thu từ thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong đóng góp ngân sách nhà nước. Các loại thuế gián thu ở Việt Nam bao gồm thuế xuất khẩu-nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí xăng, dầu.
Thuế giá trị gia tăng có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không phải thực hiện kê khai thuế GTGT vì không thuộc đối tượng chịu thuế.
Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh.