Bảo hiểm xã hội Việt Nam có phải là cơ quan thuộc chính phủ không?

10/08/2022
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có phải là cơ quan thuộc chính phủ không?
479
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi dang tìm hiểu về cơ quan bảo hiểm xã hội. Tôi có thắc mắc rằng bảo hiểm xã hội Việt Nam có phải là cơ quan thuộc chính phủ không? Nhà nước có những chính sách gì đối với bảo hiểm xã hội? Cơ quan nào của Nhà nước quản lý về bảo hiểm xã hội? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có phải là cơ quan thuộc chính phủ không?

Theo Nghị định 89/2020/NĐ-CP, ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Nhà nước có chính sách gì đối với bảo hiểm xã hội?

Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội như sau:

– Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.

– Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

– Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có phải là cơ quan thuộc chính phủ?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có phải là cơ quan thuộc chính phủ?

– Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.

– Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bao gồm những cơ quan nào?

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội theo Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được quy định như sau:

– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

– Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

– Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

– Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội như sau:

– Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.

– Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.

– Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.

– Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

– Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, Nhà nước sẽ có những chính sách phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền nhằm quản lý chế độ bảo hiểm xã hội một cách hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho người tham gia bảo hiểm bảo xã hội.

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 95 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về khái niệm và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội như sau:

– Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

– Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức khác có liên quan.

– Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là 05 năm.

– Chính phủ quy định chi tiết về chế độ làm việc, trách nhiệm và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

– Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội:

+ Thông qua chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hằng năm về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơ quan bảo hiểm xã hội về chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội, kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

+ Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội.

+ Thông qua các báo cáo hằng năm về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền.

+ Thông qua dự toán hằng năm về thu, chi các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền.

+ Hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và kết quả hoạt động.

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bảo hiểm xã hội Việt Nam có phải là cơ quan thuộc chính phủ?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, trích lục bản án ly hôn, trích lục hộ tịch trực tuyến, hồ sơ quyết toán thuế tncn … của chúng tôi; Luật sư 247 là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,.. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mục đích khi sử dụng sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là sổ dùng để ghi chép quá trình làm việc, đồng và hưởng bảo hiểm xã hội, làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Tham gia bảo hiểm xã hội có những chế độ gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
– Ốm đau;
– Thai sản;
– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Hưu trí;
– Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
– Hưu trí;
– Tử tuất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.