Ngày nay, nền kinh thế thế giới ngày một phát triển mạnh mẽ. Để dạt được những kết quả đó là sự cố gắng tìm tòi biện pháp, cải cách kinh tế… Một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay đó chính là quá trình tư nhân hóa. Vậy ” quá trình tư nhân hóa lao động” ở Việt Nam được diễn ra như thế nào?. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.
Câu hỏi: Thưa luật sư, hiện nay tôi thấy rất nhiều nước trên thế giới đều đang tích cực đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa các lĩnh vực để nhằm phát triển kinh tế. Vậy thì tại Việt Nam có đang thực hiện quá trình tư nhân hóa không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Tư nhân hóa là gì?
Tư nhân hóa trong tiếng Anh gọi là Privatization.
Tư nhân hóa là quá trình chuyển hóa một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc của một doanh nghiệp từ sở hữu chính phủ sang sở hữu tư nhân.
Lưu ý rằng tư nhân hóa cũng được dùng để miêu tả quá trình chuyển đổi của một công ty từ việc giao dịch công khai sang thành tổ chức tư nhân. Điều này được gọi là tư nhân hóa doanh nghiệp.
Quá trình tư nhân hóa được cho là sẽ giúp cho các cơ sở và doanh nghiệp có được cơ chế hoạt động lành mạnh và hiệu quả nhất để khai thác được tối đa tiềm năng sản xuất của doanh nghiệp.
Mục tiêu của tư nhân hóa là giảm bớt gánh nặng quản lý ở cấp độ nhà nước và đồng thời tăng nguồn thu ngân sách với thuế và các khoản khác thu được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Có các mô hình tư nhân hóa nào?
Tư nhân hóa hoàn toàn: Theo mô hình này, các doanh nghiệp tư nhân tự do hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Ưu điểm chủ yếu của mô hình này là tính hiệu quả và giảm gánh nặng trợ cấp của chính phủ.
Tư nhân hóa một phần tài sản: Mô hình này còn được gọi là công tư hợp doanh (PPP). PPP ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ cơ sở hạ tầng và sức khoẻ, do cầu vượt quá khả năng cung của nhà nước. Nhà nước đóng vai trò quản lý chung.
Công ty hóa: Đây là mô hình được thực hiện phổ biến ở nhiều nước phát triển, đặc biệt là trong một số lĩnh vực thuộc hoạt động công ích như cấp thoát nước, gas, điện, viễn thông và có cả một số viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện công. Mô hình này áp dụng phương thức người sử dụng trả một phần chi phí (đối với một số dịch vụ, người sử dụng có thể sẽ trả theo giá thành sản xuất).
Quá trình tư nhân hóa lao động
Do quy mô cải cách lớn, Việt Nam đã phải tiếp cận theo hướng từng bước, mà tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một ví dụ cho những cải cách ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, trong nỗ lực này, chính quyền Việt Nam gặp phải hai thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến cân bằng quyền lực chính trị. Đó là sự đánh đổi trong phân phối vật chất; và sự đánh đổi giữa tăng cường quản trị công ty và vị thế chính trị. Trong cả hai trường hợp, chính quyền phải chấp nhận lựa chọn giữa các kết quả không như ý, mà lựa chọn nào cũng có thể làm suy yếu sự ổn định chính trị.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm BCHTWĐ khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế đến nay, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có sự phát triển mạnh cả về chất, lượng và quy mô, tiếp tục là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua gần 35 năm đổi mới, kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39-40% GDP, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội… Kinh tế tư nhân, đặc biệt lực lượng doanh nghiệp tư nhân đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi “diện mạo” đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Khảo sát trong 5 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam được thế giới biết đến qua những tên tuổi các tập đoàn tư nhân như: Vingroup, Sun Group, T&T Group, Thaco, Vietjet, TH True Milk, Masan… Nhiều doanh nghiệp tư nhân đạt kim ngạch xuất khẩu hàng triệu USD, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, thu ngân sách và giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh, xã hội. Thống kê cho thấy, 29 doanh nghiệp Việt Nam đã có giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán vượt con số 1 tỷ USD.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình tư nhân hoá
– Ưu điểm
Những người ủng hộ tư nhân hóa từ các hoạt động, chính sách của chính phủ tin rằng các công ty tư nhân sẽ hoạt động tốt hơn với mục đích lợi nhuận để cung cấp hàng hóa và dịch vụ hiệu quả hơn các cơ quan của chính phủ. Dịch vụ và hàng hóa được cung cấp bởi Nhà nước có thể bị ảnh hưởng bởi những hạn chế do bộ máy hành chính công còn hình thức ban hành có phần rườm rà và cứng nhắc. Quá trình tư nhân hóa sẽ loại bỏ được những hạn chế này từ bộ máy Nhà nước và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh trong thị trường bằng cách để doanh nghiệp tự do tham gia hoạt động sản xuất theo nhu cầu của họ và thị trường.
– Nhược điểm
Theo mô hình tư nhân hóa, doanh nghiệp tư nhân sẽ không có tư cách pháp nhân. Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn.
Doanh nghiệp sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường. Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Dịch vụ và hàng hóa cung cấp bởi Nhà nước có thể bị ảnh hưởng bởi những hạn chế do bộ máy hành chính công rườm rà và cứng nhắc. Quá trình tư nhân hóa sẽ loại bỏ được những hạn chế này và tối ưu hóa các hoạt động trong thị trường bằng cách để doanh nghiệp tự do tham gia hoạt động sản xuất theo nhu cầu của thị trường.
Những khó khăn khi thực hiện tư nhân hóa tại nước ta
– Khó khăn trong việc định giá: Việc định giá để có “giá hợp lý” (fair price) đối với các doanh nghiệp đã niêm yết vốn dĩ khó (vì nó tùy thuộc vào điều kiện thị trường và hàng loạt biến động ngắn hạn), việc định giá các tài sản hoặc các giá trị các DNNN đang sở hữu còn khó hơn nhiều lần.
– Mối lo ngại khi sợ tài sản rơi vào tay các nước không thân thiện. Các cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng biển, sân bay, đường cao tốc, các vùng mỏ hoặc lâm trường lớn, hay thậm chí các cơ sở giáo dục – đào tạo thường làm nhiều người lo ngại nếu rơi vào tay các nhà đầu tư đến từ các quốc gia không thân thiện.
– Các tài sản liên quan đến hạ tầng thường có tính độc quyền cao, tức là khách hàng ít có lựa chọn khác. Vì thế, không ít người lo ngại khi rơi vào tay tư nhân giá cả sẽ tăng đột biến, gây bất lợi cho người tiêu dùng.
– Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa:
việc bán các tài sản hạ tầng, hay việc xã hội hóa các mảng vốn trước giờ được bao cấp như y tế, giáo dục cũng làm nhiều người lo sợ rằng dân chúng sẽ không còn được hưởng các dịch vụ thiết yếu này với giá rẻ như trước. Và vì thế nhiều người sẽ mất cơ hội thụ hưởng các dịch vụ thiết yếu này.
Điều đó, nếu xảy ra, sẽ trực tiếp làm xói mòn một trong những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội – đó là bảo đảm sự bình đẳng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quá trình tư nhân hóa lao động“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy phép sàn thương mại điện tử; Phí dịch vụ công chứng tại nhà; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; thông báo giải thể công ty; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Biểu mẫu tố tụng hành chính của Viện kiểm sát
- Bán nhà nhưng không giao nhà
- Chi phí tách thửa đất nông nghiệp là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Mục tiêu trên hết việc giải tư là để doanh sở hoạt động thêm hữu hiệu dưới cơ chế công bằng, phù hợp với thông lệ quốc tế và khai thác được tối đa khả năng hoạt động hiệu quả của cơ sở đó.
Với đại đa số các cơ sở xuất phát từ công hữu, trước khi chuyển đổi bị thua lỗ triền miên, sống bằng bầu sữa nhà nước; khi chuyển đổi sang tư nhân đã lập tức hoạt động có hiệu quả; thậm chí lãi lớn.
Thông thường nhà nước là nơi lập chính sách, thi hành nó nên nhà nước không nên làm kinh doanh: vừa đá bóng thì không nên thổi còi và ngược lại. Hơn thế nữa, thực tế cho thấy nhà nước làm kinh doanh luôn kém nên vai trò đó nên chuyển cho khu vực tư nhân.
Việc tư nhân hóa đã làm giảm tải mạnh mẽ áp lực về tiền mặt và chiếm dụng các tài nguyên quốc gia. Ngân sách bớt gánh nặng, trong khi lại có nguồn thu từ thuế và các khoản khác đem lại. Trong trường hợp này, có thể nói hiệu quả nhân lên nhiều lần.
– Việc đầu tiên cần thực hiện là phải có tầm nhìn (được điều chỉnh khi cần thiết) và thực hiện chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm hoạt động: hiểu khách hàng và tối đa hóa lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng và biện pháp giữ chân khách hàng (nếu lợi ích của công ty được đảm bảo) nhằm phát triển các mối quan hệ với khách hàng (quan trọng nhất là quản lý hệ thống giải quyết các khiếu nại của khách hàng).
– Tiếp theo, tập trung vào lĩnh vực ưu thế của công ty (ngay cả trong trường hợp chưa biết chắc lĩnh vực nào là thế mạnh) nhằm mục đích: thiết lập quy trình phù hợp để xử lý tốt nhất các hệ thống thông tin.
– Sau khi thực hiện xong bước trên, tập trung vào các lĩnh vực tổ chức, nhân sự và hành vi ứng xử: từng bước điều chỉnh cơ cấu tổ chức, có mối quan hệ thông tin tốt với công đoàn (thông tin đúng sự thật) và xem công đoàn là đại diện cho người lao động chứ không phải là đối thủ.
– Thiết lập mô hình kinh doanh theo hướng ưu tiên đặt các lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, thực hiện dịch vụ khách hàng trọn gói để cung ứng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Bước này bao hàm cả việc xác định phân khúc khách hàng một cách chính xác.
– Làm cho mọi người tin tưởng vào tổ chức, bao gồm cả quản lý và theo dõi chặt chẽ hệ thống cơ cấu tổ chức. Đảm bảo là hệ thống thông tin giữa các bộ phận trong tổ chức là thông suốt và không trục trặc.