Hiện nay, trào lưu cover bài hát nổi tiếng để đăng lên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Youtube, Facebook,… đang rất phổ biến. Vậy việc cover bài hát của người khác mà không xin phép thì bị xử lý thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Cover bài hát nhưng không với mục đích thương mại thì có hợp pháp không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
Cover bài hát nhưng không với mục đích thương mại là vi phạm bản quyền?
Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung nêu rõ, âm nhạc là một trong những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và ca sĩ trình bày bài hát đó sẽ được bảo hộ quyền liên quan.
Theo đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm này trước công chúng, sao chép tác phẩm, truyền tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện kỹ thuật…
Ngoài ra, cover bài hát được hiểu là việc hát lại một bài hát đã có trước đó. Bởi vậy, đây cũng có thể coi là một dạng của tác phẩm phái sinh.
Do đó, nếu muốn được cover ca khúc của người khác bắt buộc phải có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả
Cover bài hát nhưng không với mục đích thương mại thì có hợp pháp không?
– Các trường hợp không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút theo khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) :
+ Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.
+ Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình.
+ Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu.
+ Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại.
+ Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
+ Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.
+ Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy.
+ Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó.
+ Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.
+ Nhập khẩu bản sao tác phẩm để người khác sử dụng riêng.
Các trường hợp không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút theo khoản 1 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) :
+ Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng.
+ Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ
Từ các quy định trên, khi cover bài hát của người khác để đăng lên các nền tảng mạng xã hội nói chung thì cần phải thực hiện việc xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Như vậy việc cover bài hát nhưng không với mục đích thương mại là hoàn toàn hợp pháp
Mức xử phạt đối với hành vi cover bài hát với mục đích thương mại không xin phép, không trả tiền nhuận bút
Đối với hành vi cover bài hát mà chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả thì có thể bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm.
(Theo khoản 2 Điều 2, Điều 13 Nghị định 131/2013/NĐ-CP )
Trên đây là mức phạt hành chính đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì bị phạt gấp đôi cá nhân.
Như vậy, hành vi cover bài hát mà không xin phép, trả tiền có thể bị phạt hành chính lên đến 30 triệu đồng. Do đó, mỗi người cần tôn trọng quyền tác giả của người khác. Nếu muốn cover phải xin phép tác giả, chủ sở hữu để tránh bị phạt.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cover bài hát nhưng không với mục đích thương mại thì có hợp pháp không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Được phép cover khi: Có sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm; Khi tác phẩm đó đã hết thời hạn bảo hộ và trở thành tác phẩm của công chúng ( thời hạn bảo hộ đối với các tác phẩm âm nhạc là 50 năm kể từ ngày tác giả chết); Khi cover và sử dụng ca khúc cover đó vào mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân, hoặc phục vụ lợi ích cộng đồng,….;
Không được phép cover khi: Không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm; Khi việc cover làm phương hại đến quyền tài sản, quyền nhân thân của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm; Làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tíncủa tác giả
Trường hợp cover lại tác phẩm của người khác không thuộc các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, do đó, khi bạn sử dụng bài hát của người khác cần tiến hành xin phép tác giả.
Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì âm nhạc là một trong những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và ca sĩ trình bày bài hát đó sẽ được bảo hộ quyền liên quan.
Theo đó, tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm này trước công chúng, sao chép tác phẩm, truyền tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện kỹ thuật…
Ngoài ra, cover bài hát được hiểu là việc hát lại một bài hát đã có trước đó. Bởi vậy, đây cũng có thể coi là một dạng của tác phẩm phái sinh.
Như vậy, về nguyên tắc, việc cover bài hát thì phải có sự đồng ý của tác giả, người sở hữu tác phẩm đó.
Tùy theo tính chất và mức độ thực hiện, hành vi sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả sở hữu thể bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 12, 13 Nghị định 131/2013/NĐ-CP