Quy định về phát hiện cổ vật hiện nay như thế nào?

09/08/2022
555
Views

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Oanh. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Quy định về phát hiện cổ vật? Quy định về giao nộp cổ vật? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư 247:

Căn cứ pháp luật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Khái niệm chung về cổ vật

Cổ vật là đồ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được chế tạo ít nhất từ 100 năm trở lên.

Thông thường, vật cổ có niên đại sản xuất càng lâu năm càng quý hiếm, nhất là đối với những vật là duy nhất không có cái thứ hai (vật độc nhất).

Việc định đoạt các tài sản là cổ vật như: bán, tặng, đổi… phải tuân theo các quy định của pháp luật. Chủ sở hữu cổ vật bị hạn chế quyền định đoạt: khi chủ sở hữu cổ vật đem bán cổ vật thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua, trong trường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua đối với một tài sản nhất định thì khi bán tài sản, chủ sở hữu cổ vật đó phải dành quyền ưu tiên mua cho tổ chức, cá nhân đó. Người tìm thấy cổ vật phải giao lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và họ được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Quy định về phát hiện cổ vật

 Căn cứ Điều 30 Nghị định 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 quy định các trường hợp được nhận thưởng như sau:

  • Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia;
  • Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.

      Mức tiền thưởng đối với các trường hợp nêu trên căn cứ vào phần giá trị của tài sản. Nếu tài sản có giá trị đến 10 triệu đồng, mức thưởng là 30%; từ 10 – 100 triệu đồng, mức thưởng là 15%; từ 100 triệu – 01 tỷ đồng, mức thưởng là 7%; từ 1 – 10 tỷ đồng, mức thưởng là 1% và từ 10 tỷ đồng trở lên, mức thưởng là 0,5%.

      Đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà không phải là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, không phải là tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia có giá trị tài sản lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở, sau khi trừ chi phí bảo quản thì tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp được hưởng giá trị bằng 10 lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở.

Quy định về giao nộp cổ vật?

Phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật được quy định tại Khoản 20 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009, theo đó:

1. Mọi di vật, cổ vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Căn cứ giá trị và yêu cầu bảo quản di vật, cổ vật quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao di vật, cổ vật đó cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảo vệ và phát huy giá trị.

3. Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của Chính phủ.

Quy định về phát hiện cổ vật
Quy định về phát hiện cổ vật

Người phát hiện cổ vật được hưởng quyền lợi gì?

Theo khoản 5, khoản 6 Điều 4 Luật Di sản văn hóa, di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên.

Theo Điều 6, Điều 7, mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nước. Di sản văn hóa phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 5 quy định Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu nhà nước.

Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Dân sự, khoản 4 Điều 4 Nghị định 96/2009/NĐ-CP về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy trên đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam cũng quy định vật, tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia,… thì quyền sở hữu thuộc về Nhà nước.

Tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc ngẫu nhiên tìm thấy tài sản đó được thưởng một khoản tiền thưởng theo quy định và được trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản.

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 96/2009/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ thông tin có liên quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không được tự khai quật, trục vớt.

Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thì phải thông báo và giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, khi phát hiện di vật, cổ vật, di sản văn hóa, tổ chức, cá nhân phải thông báo và gia nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người phát hiện sẽ được thưởng theo quy định.

Điều 16 Nghị định 96/2009/NĐ-CP quy định rõ: Tổ chức, cá nhân được thưởng trong các trường hợp sau đây:

– Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia.

– Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy.

Mức tiền thưởng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể như sau:

– Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;

– Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;

– Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;

– Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;

– Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;

Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các khoản chi phí liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm theo quy định.

Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 50% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy không phải là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 30% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản này.

Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định về phát hiện cổ vật“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty,giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Có thể bạn quan tâm

Các câu hỏi thường gặp

Cổ vật có được mua bán hợp pháp không?

Cụ thể ở điều 43 Luật di sản văn hóa quy định:
“1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.
Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá – thông tin.

2. Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo giá thoả thuận hoặc tổ chức đấu giá. Nhà nước được ưu tiên mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.”
    Vậy nếu là cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của nhà nước thì không được mua bán, còn cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác thì được mua bán.

Bán cổ vật ra nước ngoài được không?

Trường hợp đem ra nước ngoài được căn cứ theo khoản 3 điều 21 nghị định 98/2010:
“3.Thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài:
a) Có đơn xin phép gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Có giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ;
c) Hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài.”
    Và việc mua bán cổ vật phải theo tuân theo quy định của điều 24 nghị định 98/2010:

Điều 24. Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
“1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.

3. Nghiêm cấm mua bán di vật, cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp.
4. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để mang ra nước ngoài.”

Đào được cổ vật có phải giao nộp cho chính quyền ?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu quy định tại khoản 2 điều 228:
– Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
– Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
– Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.