Có thể sang tên nhà bằng giấy phép xây dựng hay không?

07/08/2022
Có thể sang tên nhà bằng giấy phép xây dựng hay không?
469
Views

Chào Luật sư, tôi cần mua nhà để làm quà tặng con vào dịp cưới. Một người quen của tôi có ý muốn bán cho tôi căn nhà cấp 4 mới xây. Tuy nhiên họ nói giấy chứng nhận bị mất đang trong quá trình làm lại. Nếu tôi muốn mua nhà thì có thể có giấy phép xây dựng. Họ chấp nhận bán giá rẻ cho tôi. Khi nào làm lại được giấy tờ xong họ sẽ tiến hành chuyển nhượng cho tôi ngay. Có thể sang tên nhà bằng giấy phép xây dựng hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Luật xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Điều kiện cấp phép xây dựng chung hiện nay ra sao?

Để được cấp phép xây dựng, tất cả các công trình đều phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện chung sau:

  • Đối với khu vực chưa có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng (đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị) là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
  • Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta (nhỏ hơn 02 héc ta đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì quy hoạch phân khu xây dựng là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
  • Đối với các công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng có yêu cầu thẩm tra theo quy định tại khoản 6 Điều 82 Luật xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, báo cáo kết quả thẩm tra ngoài các yêu cầu riêng của chủ đầu tư, phải có kết luận đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế xây dựng.
Có thể sang tên nhà bằng giấy phép xây dựng hay không?
Có thể sang tên nhà bằng giấy phép xây dựng hay không?

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

Để cấp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ chúng ta cần phải căn cứ vào vị trí địa lý của khu vực nhà ở đó như sau:

  • Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị cần đáp ứng các điều kiện:
  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
  • Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; đảm bảo khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
  • Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020.
  • Bên cạnh đó việc cấp phép cũng cần phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn:  Khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Có thể sang tên nhà bằng giấy phép xây dựng hay không?

Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau:

(1) Có Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014.

(2) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.

(3) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(4) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Điều kiện (2) và (3) không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều này còn quy định giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Sổ đỏ, Sổ hồng:

– Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.

– Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

– Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở xã hội cho cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội theo quy định khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014.

– Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

– Nhận thừa kế nhà ở.

– Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Như vậy, nhà ở có giấy phép xây dựng nghĩa là nhà ở đã được xây dựng thì không đủ điều kiện để sang tên (mua bán, tặng cho), trừ trường hợp nhận thừa kế

Mua nhà ở chỉ có giấy phép xây dựng có nên lập vi bằng?

Như đã khẳng định ở trên, nhà ở chỉ có giấy phép xây dựng sẽ không được phép sang tên, trừ trường hợp nhận thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều trường hợp vẫn chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có sổ) và kèm theo nhà không có sổ.

Để hạn chế tối đa khả năng xảy ra tranh chấp các bên nên lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi mua bán nhà ở có thật trên thực tế.

* Trình tự, thủ tục lập vi bằng

Bước 1: Yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng

Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng

Điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:

– Nội dung vi bằng cần lập;

– Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

– Chi phí lập vi bằng;

– Các thỏa thuận khác (nếu có).

Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

– Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

– Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng.

– Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Có thể sang tên nhà bằng giấy phép xây dựng hay không?
Có thể sang tên nhà bằng giấy phép xây dựng hay không?

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Có thể sang tên nhà bằng giấy phép xây dựng hay không? “. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, mua hóa đơn điện tử; mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục giải thể công ty tnhh 2 thành viên hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Luật quy định giấy phép xây dựng là gì?

Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Hiện nay giấy phép xây dựng có những loại nào?

Giấy phép xây dựng gồm những loại giấy phép quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:
– Giấy phép xây dựng mới;
– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
– Giấy phép di dời công trình.

Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình nhằm mục đích gì?

Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình sẽ giúp các cơ quan pháp luật nắm bắt được các nội dung điều chỉnh xây dựng công trình so với giấy phép trước đó để đảm bảo cho quá trình xây dựng của các chủ đầu tư được thực hiện theo đúng quy định chung của pháp luật. Trong đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình có một số nội dung quan trọng như thông tin chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, giấy phép xây dựng đã cấp, ghi rõ cơ quan cấp, nội dung giấy phép,…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.