Chào Luật sư, tôi được nhận khoán vườn cam vào tháng trước. Theo thông thường thì cuối tháng này cây bắt đầu ra hoa đậu quả và phát triển. Tuy nhiên dạo gần đây mưa bão liên tục nên vườn cây không được tốt, ra hoa nào thì hư hoa đó. Tôi sợ tình trạng này kéo dài thì năm nay tôi không thể thu hoạch được vườn trái cây luôn. Có cách nào để bảo vệ quyền lợi cho tôi không? Có được hỗ trợ thiệt hại khi nhận khoán vườn cây gặp mưa lớn? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Bên khoán có những quyền và trách nhiệm nào?
Theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của bên khoán như sau:
1. Quyền và trách nhiệm của bên khoán
a) Quản lý, sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định lựa chọn bên nhận khoán theo các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, chịu trách nhiệm trước pháp Luật về khoán.
b) Công bố công khai diện tích khoán, đối tượng nhận khoán đối với hình thức khoán ổn định trước khi tiến hành khoán và niêm yết danh sách hộ nhận khoán được ký hợp đồng khoán.
c) Thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và giao kết tại hợp đồng khoán.
d) Có trách nhiệm chia sẻ các lợi ích hình thành trên diện tích khoán (nếu có); hỗ trợ các hoạt động về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán.
đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán. Hàng năm hoặc khi hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng khoán, bên khoán tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện và thanh toán theo hợp đồng hoặc thanh lý và quyết toán hợp đồng khoán để bảo đảm quyền lợi của các bên.
e) Được hủy bỏ hợp đồng khoán nếu bên khoán vi phạm hợp đồng khoán hoặc vi phạm pháp Luật.
Có được hỗ trợ thiệt hại khi nhận khoán vườn cây gặp mưa lớn?
Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán như sau:
2. Quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán
a) Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo nội dung hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm về khoán.
b) Được nhận bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên khoán vi phạm hợp đồng hoặc phải bồi thường thiệt hại cho bên khoán trong trường hợp vi phạm hợp đồng khoán.
c) Được chia sẻ các lợi ích hình thành từ diện tích nhận khoán (nếu có) và thành quả lao động, kết quả đầu tư theo hợp đồng.
d) Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro bất khả kháng bên nhận khoán được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp luật.
Như vậy, gia đình anh/chị nhận khoán vườn điều mà gặp mưa to gây thiệt hại nặng thì được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn tính mức hỗ trợ cây trồng bị thiệt hại do thiên tai
Điều 4 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Đối với diện tích lúa, ngô và rau màu các loại; diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP.
Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống và diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm bị thiệt hại được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP.
Tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP quy định: Các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại chưa được quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, đặc điểm sản xuất và yêu cầu thực tế tại địa phương để quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.
Hình thức khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây là gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định hình thức khoán như sau:
1. Khoán công việc, dịch vụ
a) Khoán trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng đối với diện tích quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
b) Khoán sản xuất kinh doanh theo năm hoặc theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây và mặt nước trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
2. Khoán ổn định
a) Khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên theo biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Không áp dụng hình thức khoán này trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
b) Khoán theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với diện tích rừng trồng, vườn cây, mặt nước thực hiện khoán.
Như vậy, gia đình anh/chị được cơ quan nhà nước khoán vườn cây theo thời vụ thu hoạch thì hình thức khoán ở đây là khoán công việc, dịch vụ.
Thời hạn khoán đối với hình thức khoán theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây là bao lâu?
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định thời hạn khoán như sau:
1. Thời hạn khoán
a) Thời hạn khoán công việc, dịch vụ: Theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 01 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.
b) Thời hạn khoán ổn định: Theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.
Trường hợp hợp đồng hết thời hạn, nếu bên nhận khoán không vi phạm hợp đồng khoán, đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 4 Nghị định này, có nhu cầu nhận khoán thì được tiếp tục ký hợp đồng.
Theo đó, thời hạn khoán vườn cây theo thời vụ thu hoạch sẽ theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 01 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bản án dân sự sơ thẩm có hiệu lực khi nào?
- Bản án tranh chấp lối đi chung
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy 2022
- Gửi ngân hàng 10 tỷ lãi bao nhiêu 1 năm?
- Mẫu đơn xin rút hồ sơ học sinh
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có được hỗ trợ thiệt hại khi nhận khoán vườn cây gặp mưa lớn?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục ghi chú kết hôn, trích lục cải chính hộ tịch, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, đăng ký hóa đơn điện tử; hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Được nhận bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên khoán vi phạm hợp đồng hoặc phải bồi thường thiệt hại cho bên khoán trong trường hợp vi phạm hợp đồng khoán.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về mức hỗ trợ đối với cây trồng, trong đó nâng mức hỗ trợ cho phù hợp với kinh phí sản xuất hiện nay; điều chỉnh, bổ sung loại cây trồng và phân theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng để có mức hỗ trợ phù hợp.
Ngân sách Trung ương hỗ trợ 80%, nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ 20%.