Hành vi vượt biên không qua con đường chính ngạch là hành vi trái quy định của pháp luật, đây là một vấn đề nhức nhối. Vậy, hành vi vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mức phạt đối với hành vi tổ chức vượt biên trái phép?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
Như thế nào là hành vi tổ chức vượt biên trái phép?
Việc đi ra ngoài lãnh thổ một quốc gia không tuân theo quy định pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của quốc gia sở tại được coi là hành vi vượt biên trái phép. Ở nước ta, đây là hành vi vi phạm pháp luật và có nhiều hình thức xử lý khác nhau, thậm chí sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp xử phạt hành chính đối với hành vi tổ chức vượt biên trái phép:
Căn cứ Điểm d Khoản 7 và Điểm b Khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, tổ chức có hành vi giúp sức, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh qua lại biên giới trai phép thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng và đối với người nước ngoài sẽ có hình phạt bổ sung là trục xuất.
Trường hợp xử lý hình sự đối với hành vi tổ chức vượt biên trái phép:
Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015, người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và người tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép bị xử lý hình sự như sau:
- Người nào nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Điều 347 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép).
- Người tổ chức hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 1 Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép).
- Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như lợi dụng chức vụ, quyền hạn, phạm tội 02 lần trở lên, đối với từ 05 người đến 10 người, có tính chất chuyên nghiệp, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, tái phạm nguy hiểm thì người tổ chức hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (Khoản 2 Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép).
- Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép đối với 11 người trở lên, thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên, làm chết người thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (Khoản 3 Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép).
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 4 Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép).
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mức phạt đối với hành vi tổ chức vượt biên trái phép?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộcử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Trong tình trạng người được đưa nhập cảnh trái phép nhiễm Covid-19 thì người này sẽ có khả năng lây lan dịch bệnh ra cộng đồng do không được kiểm soát nên hành vi này được cho là rất nguy hiểm. Do đó, đối với hành vi này cùng người thực hiện lẫn người nhập cảnh trái phép, pháp luật quy định rất gay gắt. Đối với người nhập cảnh đồng thời bị truy tố cả hai tội là tội vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh và tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Mức phạt chung được áp dụng với hình phạt tù có thời hạn là không quá 30 năm (căn cứ Điều 55 Bộ luật Hình sự đối với những trường hợp phạm nhiều tội).
Người tổ chức vượt biên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, theo Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 (với mức phạt tù 01 đến 15 năm).
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10 đến 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 01 đến 05 năm.
Những người này cũng có thể bị xử lý về tội Tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, theo quy định tại Điều 120 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, khi vi phạm hành vi tại Điều 121 trên thì sẽ áp dụng với mức phạt tù 05 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Người chuẩn bị phạm tội cũng có thể bị phạt tù 01 đến 05 năm tùy theo tính chất mức độ của hành vi phạm tội.
Người vượt biên trái phép cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi “trốn đi nước ngoài” hoặc “trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân”, theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt 03 đến 20 năm. Người chuẩn bị phạm tội có thể bị phạt tù 01 đến 05 năm.
Ngoài ra, người vượt biên trái phép khi bị phía nước ngoài bắt giữ còn bị xử lý theo pháp luật của nước sở tại như bị giam giữ, bị phạt tù, bị buộc lao động công ích, bị phạt tiền, bị trục xuất về nước….