Rượu say bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ ốm đau không?

07/08/2022
489
Views

Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ nào? Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ ốm đau? Bảo hiểm xã hội không giải quyết chế độ ốm đau trong trường hợp nào? Người lao động bị tai nạn giao thông thì có được chi trả chế độ ốm đau không? Hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau bao gồm những giấy tờ gì? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Rượu say bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ ốm đau không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Chế độ ốm đau là gì?

Trong các chế độ của bảo hiểm xã hội thì chế độ ốm đau được giải quyết thường xuyên, liên tục nhất bởi bất cứ người lao động nào cũng có thể bị ốm đau hoặc gặp tai nạn rủi ro. Khi bị ốm đau, bản thân người lao động sẽ cần có những chi phí chăm sóc y tế, thuốc thang, trường hợp người bị ốm đau là con nhỏ thì người lao động buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm, nguồn thu nhập của họ sẽ không được đảm bảo. Nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ phần nào thu nhập cho người lao động thì họ sẽ gặp nhỉều khó khăn về tài chính vì thời gian này họ không thể đi làm và không được trả lương. Do đó, chế độ ốm đau có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người lao động, cùng người lao động san sẻ phần nào gánh nặng về tài chính và giúp họ có thể yên tâm hơn trong điều trị.

Căn cứ tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:

“1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như thế nào?

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.“

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 8 Quyết định số 636/QĐ-BHXH năm 2016 bao gồm:

  • Giấy ra viện trong trường hợp điều trị nội trú (bản sao có chứng thực hoặc bản chính)
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động điều trị ngoại trú hoặc Giấy tờ khám chữa bệnh (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp)

Rượu say bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ ốm đau không?

Tại  điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:

Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền

Rượu say bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ ốm đau không?
Rượu say bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ ốm đau không?

Về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và điều 5 Thông tư 59/2015/TT – BLĐTBXH như sau:

“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”

..

5. Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Rượu say bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ ốm đau không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, muốn đăng ký mã số thuế cá nhân, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chế độ ốm đau khi bị tai nạn giao thông như thế nào?

Căn cứ Điều 25 Luật BHXH 2014, người lao động trong trường hợp này được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, phải nghỉ việc
– Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, người lao động sẽ được những quyền lợi sau:
– Về thời gian nghỉ hưởng chế độ:
Tại Điều 26 Luật BHXH 2014, người lao động được nghỉ hưởng chế độ với số ngày:
+ Làm việc trong điều kiện bình thường:
30 ngày: Đã đóng BHXH dưới 15 năm;
40 ngày: Đã đóng BHXH đủ 15 – dưới 30 năm;
60 ngày: Đã đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.
+ Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
40 ngày: Đã đóng BHXH dưới 15 năm;
50 ngày: Đã đóng BHXH đủ 15 – dưới 30 năm;
70 ngày: Đã đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.
(Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)

Tham gia BHXH tự nguyện mà bị tai nạn giao thông thì được giải quyết như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật BHXH năm 2014, BHXH tự nguyện chỉ gồm chế độ hưu trí và tử tuất. Do đó, người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện mà bị tai nạn giao thông chỉ được hưởng chế độ của BHXH nếu tử vong.
Theo đó, người lao động chết do tai nạn giao thông thì thân nhân của họ sẽ được hưởng chế độ tử tuất với các quyền lợi tại mục 2 Chương IV Luật BHXH như sau:
– Trợ cấp mai tháng bằng 10 tháng lương cơ sở nếu có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên;
– Trợ cấp tuất 01 lần:
Mức hưởng = 1,5 x Mbqtn x Số năm đóng BHXH trước 2014 + 2 x Mbqtn x Số năm đóng BHXH từ 2014 trở đi
Trường hợp đóng BHXH chưa đủ 01 năm: Mức hưởng = Số tiền đã đóng (tối đa = 2 x Mbqtn)

Tai nạn giao thông phải điều trị tại bệnh viện có được hưởng chế độ ốm đau không?

Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau: “Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của bộ y tế.
Trong trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau”.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.