Thủ tục sửa chữa sai sót trong hợp đồng theo quy định pháp luật

04/08/2022
Thủ tục sửa chữa sai sót trong hợp đồng theo quy định pháp luật
1169
Views

Hiện nay, hợp đồng trở nên phổ biến và là cơ sở pháp lý ràng buộc giữa các bên trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Nhưng trên thực tế, không ít trường hợp khi soạn thảo hợp đồng xong nhưng vì một nội dung trong đó không thỏa được một bên nên sẽ muốn sửa đổi, sửa chữa sai sót trong hợp đồng. Câu hỏi đưa ra việc sửa chữa sai sót trong hợp đồng như thế có đúng với quy định pháp luật? Thủ tục đó diễn ra như thế nào?
Với vấn đề trên, Luật sư 247 xin giải đáp thông qua bài viết dưới dây. Mời các bạn theo dõi đón đọc ngay để hiểu rõ về Thủ tục sửa chữa sai sót trong hợp đồng theo quy định của pháp luật nhé!

Căn cứ pháp lý

Khái niệm hợp đồng 

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

So với định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 có thể nhận thấy định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015 có một sự tiến bộ đáng kể: Nếu Điều 394 Bộ luật dân sự 2005 sử dụng thuật ngữ “Khái niệm hợp đồng dân sự” thì Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 đã bỏ đi cụm từ “dân sự” và chỉ để “Khái niệm hợp đồng”. Định nghĩa này thể hiện sự tiến bộ và hợp lý bởi lẽ khái niệm hợp đồng vừa thể hiện sự ngắn gọn, súc tích vừa mang tính khái quát cao được hiểu là bao gồm tất cả các loại hợp đồng theo nghĩa rộng (hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ…) chứ không chỉ là các hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp đơn thuần.

Các loại hợp đồng

Các loại hợp đồng cơ bản chủ yếu sau:

– Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

– Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

– Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

– Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

– Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

Thủ tục sửa chữa sai sót trong hợp đồng theo quy định pháp luật
Thủ tục sửa chữa sai sót trong hợp đồng theo quy định pháp luật

Nội dung của hợp đồng

– Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

– Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

+ Đối tượng của hợp đồng;

+ Số lượng, chất lượng;

+ Giá, phương thức thanh toán;

+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

+ Phương thức giải quyết tranh chấp.

Thủ tục sửa chữa sai sót trong hợp đồng

Trình tự thực hiện

– Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ.

– Việc sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.

– Người thực hiện chứng thực gạch chân lỗi sai sót cần sửa, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào bên lề của hợp đồng, giao dịch nội

dung đã sửa, họ tên, chữ ký của người sửa, ngày tháng năm sửa.

– Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tư pháp.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình bản chính để đối chiếu);

– Văn bản thỏa thuận về việc sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;

– Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình bản chính để đối chiếu).

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

Thời hạn giải quyết:

Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp trả kết quả trong  ngày làm việc tiếp theo thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện:

–  Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Tư pháp.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp.

– Cơ quan phối hợp: Không

Kết quả thực hiện: Hợp đồng, giao dịch được sửa lỗi kỹ thuật

Phí, Lệ phí: 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không

Thủ tục sửa chữa sai sót trong hợp đồng theo quy định pháp luật
Thủ tục sửa chữa sai sót trong hợp đồng theo quy định pháp luật

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục sửa chữa sai sót trong hợp đồng theo quy định pháp luật″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, công chứng tại nhà mời quý khách hàng liên hệ đến hotline Luật sư 247 để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng lao động không thành có được chấm dứt hợp đồng lao động?

Căn cứ Điều 33 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

Có chỉnh sửa được khi ghi sai ngày của hợp đồng?

Theo quy định pháp luật Dân sự thì hợp đồng chỉ bị sửa đổi, hủy bỏ theo quy định pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.
Do vậy khi có các quy phạm điều chỉnh vấn đề sửa đổi hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc sửa đổi đó thì hợp đồng mới được sửa đổi, bổ sung, Còn các trường hợp khác như đơn phương thay đổi hoặc do ý chí của người thứ ba thì không được phép sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng.
Vấn đề ghi sai ngày của hợp đồng không thuộc các trường hợp hợp đồng vô hiệu nên hợp đồng sẽ không bị vô hiệu nếu ghi sai ngày của hợp đồng. Bởi lẽ bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nên nếu các bên thống nhất ý chí với nhau thì những sai sót đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của các bên trong hợp đồng thì những thông tin sai sót nên được sửa lại theo đúng ý chí của các bên.
Cách chỉnh sửa khi ghi sai ngày hợp đồng đó là tránh để xảy ra tranh chấp thì các bên cần xác định lại chính xác ngày được ghi trên hợp đồng và tiến hành ký Phụ lục hợp đồng để sửa đổi ngày sai trên hợp đồng đó hoặc các bên có thể ký kết Văn bản thỏa thuận sửa đổi về nội dung này.
Trong trường hợp sai ngày trên hợp đồng đã được công chứng thì công chứng viên sẽ đối chiếu lỗi, đối chiếu ngày sai đó với các giấy tờ trong bộ hồ sơ công chứng và tiến hành gạch chân dưới ngày sai, sau đó ghi lại ngày chính xác vào bên lề và kèm theo chữ ký của công chứng viên có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng đó. Công chứng viên thông báo về việc sửa lỗi đó cho các bên trong hợp đồng giao dịch.

Các lỗi thường mắc phải khi soạn thảo hợp đồng là gì?


– Sử dụng căn cứ pháp lý đã hết hiệu lực
– Không ghi đủ thông tin của các bên
– Không ghi địa điểm làm việc cụ thể
– Không rõ ràng về tiền lương
– Cho rằng người lao động phải chấp nhận mọi sự điều động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.