Hộ nghèo được hỗ trợ bao nhiêu tiền một tháng?

04/08/2022
Hộ nghèo được hỗ trợ bảo nhiều tiền một tháng
581
Views

Hộ nghèo được hỗ trợ bảo nhiều tiền một tháng

Xin chào Luật sự, gia đình tôi mới được xét vào gia đình hộ nghèo tháng vừa qua. Luật sư cho tôi hỏi về hộ nghèo được hỗ trợ bao nhiều tiền một tháng? Tôi mong luật sư sớm trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc về “Hộ nghèo được hỗ trợ bảo nhiều tiền một tháng” của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Hộ nghèo, hộ cận nghèo là gì?

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định như sau:

– Khảo sát thu thập thông tin của hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp điểm theo Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:

  • Về mức thu nhập bình quân đầu người (gọi là điểm A): ở khu vực nông thôn, 140 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 1.500.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị, 175 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 2.000.000 đồng/người/tháng.
  • Về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (gọi là điểm B): 10 điểm tương đương với 01 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

– Phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo

  • Hộ nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực thành thị;
  • Hộ cận nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực thành thị.
Hộ nghèo được hỗ trợ bảo nhiều tiền một tháng
Hộ nghèo được hỗ trợ bảo nhiều tiền một tháng

Hộ nghèo có được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng không?

Căn cứ Khoản 4 và 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

– Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

– Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

  • Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
  • Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
  • Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
  • Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Hộ nghèo được hỗ trợ bảo nhiều tiền một tháng

Căn cứ Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

– Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:

+) Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:

  • Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
  • Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.

+) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

+) Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này:

  • Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
  • Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.

+) Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:

  • Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.

+) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:

  • Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
  • Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
  • Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
  • Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.

+) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:

  • Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
  • Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

+) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.

– Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này.

Hộ nghèo được hỗ trợ bảo nhiều tiền một tháng?

Như vậy, người thuộc diện hộ nghèo đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con) sẽ được hưởng theo hệ số 1.0 đối với mỗi một con đang nuôi.
Đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo theo quy định pháp luật sẽ được hưởng theo hệ số 3.0
Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.

Quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng

Căn cứ Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

– Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.

– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:

  • Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Hộ nghèo được hỗ trợ bảo nhiều tiền một tháng. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, công chứng ủy quyền tại nhà, nhận công chứng tại nhà…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm xã hội chuẩn nghèo hiện nay là bao nhiêu phần trăm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.
Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.
Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu phần trăm?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với những đối tượng chuẩn nghèo sẽ được hỗ trợ từ 10 – 30% với 3 mức chính: 30%, 25% và 10% so với mức đóng bảo hiểm xã hội tính theo mức thu nhập chuẩn nghèo của nông thôn là 1.500.000 đồng/tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.