Xin chào Luật sư. Thời gian vừa qua, khi dịch bệnh vẫn còn bùng nổ, tôi thấy báo đài đưa tin nhiều người nhập cảnh trái phép vào nước ta. Điều đó làm tôi băn khoăn không biết nếu mình gặp tình huống đó sẽ xử lý như thế nào. Mong Luật sư giải đáp giúp tôi: Khi phát hiện người có hành vi nhập cảnh trái phép phải làm gì? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nhập cảnh trái phép là gì ?
Nhập cảnh trái phép là (Hành vi) từ ngoài biên giới Việt Nam vào Việt Nam trái với những quy định về nhập cảnh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhập cảnh trái phép là hành vi nguy hiểm chọ xã hội, xâm phạm chế độ quản lí nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh.
Hành vi bị cấm khi nhập cảnh
Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:
1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
7. Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
Xử phạt người có hành vi nhập cảnh trái phép như thế nào?
Trường hợp xử phạt hành chính
Căn cứ Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật (Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng)
– Hành vi sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả (Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng);
– Hành vi giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu; giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC (Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng);
– Hành vi làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC (Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng);
Ngoài các hình phạt tiền nêu trên, đối với việc thực hiện hành vi tại điểm a khoản 4 và điểm a khoản 7, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trường hợp xử lý hình sự
Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015, người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và người tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép bị xử lý hình sự như sau:
– Người nào nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Điều 347 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép).
– Người tổ chức hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 1 Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép).
– Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như lợi dụng chức vụ, quyền hạn, phạm tội 02 lần trở lên, đối với từ 05 người đến 10 người, có tính chất chuyên nghiệp, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, tái phạm nguy hiểm thì người tổ chức hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (Khoản 2 Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép).
– Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép đối với 11 người trở lên, thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên, làm chết người thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (Khoản 3 Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép).
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 4 Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép).
Khi phát hiện người có hành vi nhập cảnh trái phép phải làm gì?
Hoạt động xuất nhập cảnh trái phép vẫn diễn biến phức tạp, đe dọa gây mất ổn định an ninh, trật tự địa bàn, làm tăng nguy cơ xâm nhập, lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, đồng thời gây rủi ro cho chính bản thân người dân.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh cần phải được phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh. Vì thế, khi phát hiện hành vi xuất nhập cảnh trái phép, người dân cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan Công an nơi gần nhất.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Khi phát hiện người có hành vi nhập cảnh trái phép phải làm gì?″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline Luật sư 247 để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Chủ hộ kinh doanh không tham gia tập huấn chữa cháy có bị phạt?
- Trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết?
- Bị sa thải vì nghỉ chăm bố nằm viện có đúng không?
Câu hỏi thường gặp
Khi nhập cảnh vào Việt Nam, hành khách nhập cảnh phải làm các bước thủ tục sau:
Bước 1: Kiểm tra về y tế từ các vùng có dịch bệnh (nếu có).
Bước 2: Xuất trình hộ chiếu, khai báo địa điểm, thời gian tạm trú tại Việt Nam cho Công an xuất nhập cảnh để kiểm tra, đóng dấu thị thực hoặc cấp thị thực tại chỗ. Việc này được thực hiện ngay sau khi khách từ máy bay vào sân bay.
Bước 3: Sau khi đã đóng dấu thị thực, khách nhập cảnh đến nhận hành lý ký gửi tại băng chuyền.
Bước 4: Hành khách đưa hành lý từ băng chuyền ra khu vực soi chiếu hành lý của Hải quan. Hải quan sẽ thu thuế (nếu có); lập biên bản và xử lý vi phạm nếu phát hiện vi phạm.
Bước 5: Đi qua cửa kiểm soát của lực lượng An ninh trật tự để ra khỏi sân bay, vào nội địa.
Khách thể
Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mặt khách quan
+ Hành vi xuất, nhập cảnh trái phép là hành vi xuất, nhập cảnh mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thực thi. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.
+ Hành vi ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời Việt Nam theo thời hạn của giấy phép.
Tội phạm hoàn thành khi chủ thể đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Mặt chủ quan
Tội phạm được thực hiện với mỗi cố ý. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi này được thực hiện với mục đích “ chống chính quyền nhân dân ” sẽ bị truy cứu theo Điều 109 Bộ luật hình sự.
Chủ thể
Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Trong tình trạng người được đưa nhập cảnh trái phép nhiễm Covid-19 thì người này sẽ có khả năng lây lan dịch bệnh ra cộng đồng do không được kiểm soát nên hành vi này được cho là rất nguy hiểm. Do đó, đối với hành vi này cùng người thực hiện lẫn người nhập cảnh trái phép, pháp luật quy định rất gay gắt. Đối với người nhập cảnh đồng thời bị truy tố cả hai tội là tội vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh và tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Mức phạt chung được áp dụng với hình phạt tù có thời hạn là không quá 30 năm (căn cứ Điều 55 Bộ luật Hình sự đối với những trường hợp phạm nhiều tội).