Điều 669 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật. Có thể thấy, để thống nhất và tôn trọng pháp của nhau, Việt Nam có quy định về việc Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật. Vậy, Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được quy định như thế nào tại Điều 669 Bộ luật Dân sự 2015. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung Điều 669 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 669. Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật
Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định.
Điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài
Điều kiện để pháp luật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam được ghi nhận tại Điều 664, 668, 670 Bộ luật Dân sự 2015. Với các quy định này, nhìn chung pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng tại Việt Nam nếu thỏa mãn hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất, pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trong những trường hợp được pháp luật quy định. Cụ thể là pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng khi Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định; hoặc pháp luật nước ngoài được áp dụng nếu Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây được xem là điều kiện tiên quyết để Toà án xem xét việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong một vụ việc cụ thể. Mặc dù việc chấp nhận áp dụng pháp luật nước ngoài hay không, chấp nhận áp dụng đối với những quan hệ nào, hoàn toàn thuộc chủ quyền của quốc gia. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, cụ thể ở đây là Toà án, không thể áp dụng một cách tuỳ tiện cũng như từ chối áp dụng một cách tuỳ tiện.
Như vậy, với quy định trên có thể khẳng định rằng pháp luật nước ngoài chỉ có thể được áp dụng tại Việt Nam nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp: (1) quy phạm xung đột trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định áp dụng pháp luật nước ngoài (2) quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam quy định áp dụng pháp luật nước ngoài (3) các bên thỏa thuận lựa chọn pháp luật nước ngoài.
Thứ hai, pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn điều kiện nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Đây là điều kiện quan trọng nhằm bảo vệ nguyên tắc cơ bản của quốc gia có Tòa án không bị ảnh hưởng bởi pháp luật nước ngoài.
Xác định nội dung pháp luật nước ngoài
Bản chất của việc áp dụng pháp luật nước ngoài là quá trình Toà án của quốc gia vận dụng, áp dụng các quy phạm pháp luật cụ thể trong hệ thống pháp luật của một quốc gia khác hoặc các tiểu bang, vùng lãnh thổ của quốc gia khác để giải quyết một quan hệ hay một vấn đề pháp lý cụ thể trong Tư pháp quốc tế. Như vậy, quá trình này phải được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định nhằm thể hiện sự tôn trọng hệ thống pháp luật của quốc gia nước ngoài. Toà án không thể áp dụng pháp luật nước ngoài một cách tuỳ tiện theo cách hiểu hay theo cách giải thích của bản thân mình, điều này sẽ làm sai lệch bản chất và phần nào làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của pháp luật nước ngoài.
Những văn bản pháp luật của Việt Nam trước đây đều chưa ghi nhận những nguyên tắc cũng như những quy định cụ thể đối với việc áp dụng pháp luật nước ngoài của Tòa án. Đây là một trong những trở ngại lớn khi Tòa án giải quyết những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khuyết điểm này đã được khắc phục bằng những quy định cụ thể của Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài có nhiều hệ thống pháp luật
Trong quá trình áp dụng pháp luật nước ngoài, Tòa án có thể gặp tình trạng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài nhưng tại quốc gia có hệ thống pháp luật nước ngoài đó tồn tại các hệ thống pháp luật khác nhau. Ví dụ, trong Nhà nước liên bang, bên cạnh pháp luật của liên bang, mỗi một bang đều có pháp luật của mình. Vì vậy đối với những Nhà nước liên bang, ví dụ như Hoa Kỳ, cần xác định quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của liên bang hay pháp luật của tiểu bang?
Về nguyên tắc, xung đột pháp luật được nghiên cứu trong Tư pháp quốc tế dưới góc độ chọn luật áp dụng giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia có chủ quyền. Do đó, cần tôn trọng các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong nội bộ của các quốc gia đối với các nhà nước liên bang và đối với các quốc gia cho phép tồn tại nhiều hơn một hệ thống pháp luật.
Trong trường hợp này, việc xác định hệ thống pháp luật nào được áp dụng cần tuân theo nguyên tắc xác định pháp luật do chính quốc gia nước ngoài đó quy định. Vấn đề này được ghi nhận tại Điều 669 Bộ luật Dân sự 2015 “Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định.”. Đây là một quy định mới được đưa vào Bộ Luật Dân sự 2015 và là quy định phù hợp với Tư pháp quốc tế của nhiều nước.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi người nước ngoài bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự mấy lần?
- Người nước ngoài làm việc không có giấy phép bị xử lý thế nào?
- Bản án kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài mới
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều 669 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Câu hỏi thường gặp
Áp dụng pháp luật nước ngoài là hoạt động thi hành pháp luật quốc gia thông qua việc áp dụng quy định của pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Ở nước ta cơ quan tư pháp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác chỉ được áp dụng luật nước ngoài khi có quy phạm xung đột trong luật pháp Việt Nam và các điều ước của Việt Nam viện dẫn tới luật của nước ngoài đó.
Để điều chỉnh và giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, một trong các cách phổ biến là quốc gia xây dựng một hệ thống các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật của mình và trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quốc gia thừa nhận và cho phép áp dụng luật nước ngoài và tất nhiên đây là một đòi hỏi thực tế khách quan đáp ứng việc củng cố, tăng cường và mở rộng quan hệ đa phương, đa diện của quốc gia với nước ngoài.