Mức phạt uống rượu khi lái xe máy năm 2022

29/07/2022
Mức phạt uống rượu khi lái xe máy năm 2022
534
Views

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe khi tham gia giao thông đã uống rượu, bia có thể bị phạt tiền ở mức cao nhất là 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên tới 24 tháng. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu chi tiết hơn mức phạt uống rượu khi lái xe máy tại bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Việc người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở được quy định như thế nào?

Theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) thì điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.

Quy định xử phạt lỗi uống rượu khi lái xe máy năm 2022.

Uống rượu, bia nhưng vẫn điều khiển phương tiện là lỗi vi phạm giao thông đường bộ rất nhiều người mắc phải. Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức phạt phổ biến liên quan đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng bia rượu được quy định như sau: 

Quy định nồng độ cồnMức phạt hành chínhHình thức phạt bổ sung
Nồng độ cồn trong máu và hơi thở ​≤ 50 miligam/100 mililít máu hoặc ​≤ 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng.Tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển phương tiện từ 10 tháng cho đến 1 năm.
Nồng độ cồn trong máu và hơi thở >50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc >0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.Phạt từ 4.000.000 đồng – 5.000.000 đồng.Tịch thu và tước quyền sử dụng giấy phép từ 16 đến 18 tháng.
Nồng độ cồn trong máu và hơi thở > 80 miligam/100 mililít máu hoặc >0,4 miligam/1 lít khí thở.Phạt từ 6.000.000đ – 8.000.000đ.Tịch thu và tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển phương tiện từ 22 đến 24 tháng. 

Như vậy, mức phạt uống rượu khi lái xe máy sẽ dựa vào nồng độ cồn trong máu và hơi thở của đối tượng điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng có thái độ không hợp tác.

Mức phạt lỗi uống rượu, bia khi lái xe các phương tiện khác.

Ôtô và các loại xe tương tự ôtô.

Căn cứ điểm c khoản 6; điểm c khoản 8; điểm a khoản 10; điểm e, g, h khoản 11 điều 5, người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng).

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức phạt uống rượu khi lái xe máy
Mức phạt uống rượu khi lái xe máy

Máy kéo, xe máy chuyên dùng.

Căn cứ điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm d, đ, e khoản 10 điều 7, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng.

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác.

Căn cứ điểm q khoản 1, điểm e khoản 3, điểm c khoản 4 điều 8, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (trước đây, chỉ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng).

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mức phạt uống rượu khi lái xe máy năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Tra cứu mã số thuế cá nhân, thủ tục tạm ngừng kinh doanh, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Có bao nhiêu cách xác định nồng độ cồn?

– Xác định nồng độ cồn trong máu
Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:(10W*R)
Trong đó:
A là số đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%).
W là cân nặng.
R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ).
– Xác định nồng độ cồn trong khí thở
Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210
Các chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ tiến hành đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông bằng “máy đo” nồng độ cồn.

Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông?

Luật cấm tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều đó có nghĩa là bạn không được phép có cồn trong máu và hơi thở khi đang tắc đường.

Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn có cần chuyên đề không?

Cảnh sát giao thông vẫn có quyền yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe và thổi nồng độ cồn trong trường hợp không có chuyên đề nhưng có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác hoặc có tin báo, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện (Tuy nhiên, thông thường, Cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra nồng độ cồn theo chuyên đề).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.