Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ngày càng nhiều và mức độ nghiêm trọng ngày càng cao. Người lái xe không uống rượu bia trước khi điều khiển xe để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông. Pháp luật đã có những quy định nghiêm ngặt về hành vi vi phạm này. Mức phạt uống rượu khi lái xe ô tô là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Tác hại của bia, rượu khi tham gia giao thông.
Khi uống nhiều rượu bia, chất cồn trong bia rượu làm hệ thần kinh mất khả năng định hướng, khả năng tự chủ, khả năng điều khiển và vận động. Do đó, nếu điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia, việc quan sát các biển báo, tín hiệu giao thông, điều chỉnh tốc độ di chuyển và làm chủ phương tiện không còn chuẩn xác. Đây chính là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Cách xác định nồng độ cồn.
Hiện nay, có hai phương pháp xác định nồng độ cồn là xét nghiệm máu và sử dụng máy đo nồng độ cồn trong hơi thở.
Đo nồng độ cồn trong máu:
Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu là một phương pháp được dùng để đo mức độ cồn trong máu chính xác. Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu thường được sử dụng trong trường hợp: người lái xe bị nghi ngờ có uống rượu bia, người bị ngộ độc rượu, người có nguy cơ bị ngộ độc do uống phải các sản phẩm có chứa cồn,…
Công thức đo nồng độ cồn trong máu được áp dụng như sau:
C = 1,056*A:(10W*R)
Trong đó:
- A là số đơn vị cồn nạp vào (1 đơn vị cồn tương đương với 220ml bia có nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang có nồng độ 13,5% và 30ml rượu loại mạnh có nồng độ cồn 40%).
- W là số cân nặng.
- R là hằng số hấp thụ bia rượu theo giới tính (được quy định R = 0,7 đối với nam và R = 0,6 đối với nữ giới).
Đo nồng độ cồn trong khí thở:
Phương pháp đo nồng độ cồn này được sử dụng ở các chốt kiểm soát giao thông bởi tính chính xác cao, thao tác nhanh chóng với sự hỗ trợ của các máy đo chuyên dụng. Lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ tiến hành đo nồng độ cồn trong khí thở, thông qua kết quả, CSGT có thể áp dụng mức phạt nồng độ cồn ô tô đối với người điều khiển vi phạm.
Công thức tính nồng độ cồn trong khí thở được áp dụng như sau:
B = C : 210
Trong đó:
- B là nồng độ cồn trong khí thở.
- C là nồng độ cồn trong máu [C được tính theo công thức: C = 1,056*A:(10W*R)].
Mức phạt uống rượu khi lái xe ô tô là bao nhiêu?
Mức phạt nồng độ cồn được quy định rõ tại Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau:
Khoản 6: Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điểm c: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá ngưỡng 0,25mg/1l khí thở.
Khoản 8: Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điểm c: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg trên 100ml máu hoặc vượt quá mức 0,25mg đến 0,4mg trên 1l khí thở.
Khoản 10: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điểm a: Điều khiển trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1l khí thở.
- Điểm b: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ (CSGT).
Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm, người lái xe ô tô sẽ nhận mức xử phạt tương ứng. Tuy nhiên, các quy định về an toàn giao thông cũng như mức xử phạt cho hành vi vi phạm có sự khác nhau ở mỗi quốc gia. Khi tham gia giao thông ở nước ngoài, người điều khiển phương tiện nên tìm hiểu các quy định ở quốc gia đó để có thể điều chỉnh hành vi phù hợp, tránh phạm lỗi.
Mức xử phạt không đo nồng độ cồn khi công an kiểm tra là bao nhiêu?
Theo điểm g khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
…”
Như vậy, trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ và bị xử phạt 8.000.000 đồng là đúng theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mức phạt uống rượu khi lái xe ô tô năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Tra cứu mã số thuế cá nhân, thủ tục giải thể công ty, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) thì điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.
Điều 82 Nghị định 100/2019 / NĐ-CP quy định người có thẩm quyền xử phạt (Cảnh sát giao thông, Người điều tiết giao thông) có quyền áp dụng hình thức phạt tịch thu phương tiện trong các trường hợp sau:
Ngăn chặn ngay lập tức trong trường hợp vi phạm pháp luật hành chính (trong trường hợp này, nó có thể được lưu trữ tối đa 07 ngày)
Bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiểm tra tình hình làm căn cứ ra quyết định xử phạt.
Tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc toàn bộ giấy tờ (giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường). )
Do đó, người điều khiển phương tiện vi phạm say rượu lái xe sẽ bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tạm giữ phương tiện nếu đáp ứng một trong ba điều kiện trên.
Người bị vi phạm có thể nộp phạt nhiều lần khi đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.