Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp

28/07/2022
Văn bản cho thuê cho mượn cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp
1269
Views

Khi chúng ta đến một địa phương khác để sinh sống, học tập hay làm việc thì chúng ta sẽ thường có nhu cầu thuê, mượn hoặc xin chỗ ở nhờ. Việc thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở cũng là các giao dịch dân sự cho nên cũng sẽ cần các giấy tờ, văn bản liên quan. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp” qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định về trường hợp cho mượn nhà, cho ở nhờ nhà ở

Trên cơ sở quy định tại Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 thì mượn nhà ở, cho ở nhờ được biết đến là sự thỏa thuận giữa các bên mà cụ thể là bên cho mượn và bên mượn nhà ở nhờ. Theo đó, bên cho mượn giao nhà cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn nhất định. Đã nói đến việc mượn nhà thì chắc chắn một điều rằng việc này không phát sinh nghĩa vụ trả tiền của bên mượn nhà cho bên ho mượn nhà. Bên cạnh đó thì bên mượn phải trả lại nhà cho bên có nhà cho mượn khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn nhà đã đạt được theo như mong muốn.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 117 Luật nhà ở 2014 cho mượn nhà, cho ở nhờ theo như quy định là những hình thức về các giao dịch cho mượn nhà ở không lấy tiền. Cũng dựa trên quy định tại Luật này thì thỏa thuận cho mượn, ở nhờ chấm dứt trong các trường hợp quy định tại Điều 154 Luật Nhà ở 2014, cụ thể:

“1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết.

2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn.

3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.

4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Theo thỏa thuận của các bên.”

Từ quy định trên, có thể đưa ra các đặc điểm của thỏa thuận cho mượn nhà, cho ở nhờ thì việc thỏa thuận nhà cho ở, cho mượn được hình thành bằng hai hình thức đó là được thỏa thuận miệng hoặc lập thành văn bản. Nếu thỏa thuận được 2 bên lập thành văn bản thỏa thuận nhà cho mượn, cho ở nhờ theo như quy định của pháp luật thì không bắt buộc phải công chứng chứng thực nên các bên có thể thực hiện việc công chứng hoặc không. Việc cho mượn nhà, cho ở nhờ dựa trên tinh thần giúp đỡ nhau là chính nên đa phần các thỏa thuận cho mượn nhà, cho ở nhờ thường không phải trả tiền.

Cơ quan giải quyết tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn

Để giải quyết tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn các bên có thể gửi yêu cầu ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền đối với từng loại nhà cho ở nhờ, cho mượn trong các trường hợp cần xác định ai là chủ sở hữu, đối với tranh chấp liên quan đến nhà đât:

Thứ nhất, Đối với tranh chấp xác định ai là chủ sở hữu nhà đất thì khi Tòa án thực hiện việc giải quyết các tranh chấp này, Tòa án cần xác định ai là người có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với nhà đất. Bởi lẽ đây là nhà đất trong quy định của pháp luật dân sự thì được gọi là “Tranh chấp về bất động sản”. Do đó, dựa trên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.” Bởi lẽ đó, tranh chấp đòi lại nhà cho mượn, cho ở nhờ trong trường hợp này sẽ do Tòa án nhân dân nơi có nhà giải quyết dựa trên quy định của pháp luật Tố tụng nêu trên.

Thứ hai, Đối với tranh chấp liên quan đến nhà đất được xác định là những tranh chấp về giao dịch, hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ. Việc sảy ra tranh chấp này có thể được xác định là việc một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ mình phải thực hiện theo thỏa thuận. Hoặc một bên cho rằng bên kia đã có hành vi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình trong quá trình mượn nhà, ở nhờ. Căn cứ dựa trên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 những tranh chấp này thì thẩm thẩm quyền của Tòa án được  biết đến là: “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm…”

Như vậy, tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn theo như quy định củ pháp luật tó tụng dân sự thì bên có nhà cho ở nhờ, cho mượn có quyền nộp đơn khởi kiện ra Tòa án cấp có thẩm quyền mà cụ thể là nộp đơn đến nơi có bất động sản là nhà cho ở nhờ, cho mượn sảy ra tranh chấp.

Đòi lại nhà cho ở nhờ cho mượn thế nào?

Bởi vì việc nhà cho ở nhờ, cho mượn được thực hiện đã phần bằng miệng hoặc các văn bản không có công chứng nên quá trình đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn là một quá trình rất phức tạp. Bởi vì tính chất rất phức tạp dẫn đến thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài. Do đó, đa phần các vụ án đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn trước khi được đưa ra tranh chấp tại Tòa án thì sẽ được thực hiện việc hòa giải tại xã/ phường có bất động sản đó, cụ thể:

– Hòa giải tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn.

Các bên tự thương lượng, đàm phán giải quyết tranh chấp được xác định là việc làm được pháp luật khuyến khích. Tại giai đoạn này, các bên có thể tự đưa ra phương án giải quyết. Nếu phương án được cả hai bên thống nhất thực hiện thì tranh chấp đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, tỉ lệ các bên thương lượng, hòa giải thành ở giai đoạn này không lớn. Do đó, nếu muốn việc đàm phán thành công thì cần có bên thứ ba đứng giữa làm “trọng tài”. Một trong phương pháp hữu hiệu thường được sử dụng là yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã tiến hành hòa giải.

– Hòa giải tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Đầu tiên các bên cần gửi đơn yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp xã tiến hành hòa giải. Khi nhận được đơn, chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã sẽ tổ chức hòa giải tranh chấp đất trong thời hạn 45 ngày. Trong quá trình diễn ra buổi hòa giải thì cần sự có mặt đầy đủ các bên tham gia theo đúng quy định của luật định. Việc quy định về hòa giải ở Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ giúp các bên đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp một cách khách quan hơn phần nào đó để tránh những chi phí tranh tụng tại Tòa án gây mất thời gian và tiền bạc của các bên.

Khởi kiện tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ ra Tòa án

Người có yêu cầu muốn khởi kiện đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn tại Tòa án thì thủ tục sẽ trải qua các bước sau:.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ để khởi kiện.

Hồ sơ khởi kiện đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn gồm:

– Đơn khởi kiện.

– Biên bản hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có nhà (nếu có).

– Bản sao giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, người bị kiện.

– Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu nhà ở. Các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh có trong quá trình giải quyết tranh chấp giao dịch, thỏa thuận cho mượn, cho ở nhờ.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp thông qua đường bưu điện. Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ Tòa án sẽ ra các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Bước 3: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý.

Sau khi hồ sơ đã được nộp đúng và đầy đủ, bạn sẽ nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí. Án phí sẽ được nộp tại cơ quan thi hành án dân sự. Sau khi nộp xong, bạn phải nộp lại biên lai xác nhận đã nộp tiền cho Tòa án. Sau đó, tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án. Lúc đó Tòa án mới bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp.

Bước 4: Tham gia vào quá trình tố tụng tại Tòa án.

Tiến hành xác minh, thu thập tài liệu cần thiết cho quá trình giải quyết tranh chấp. Thông thường các bên sẽ cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trường hợp các bên không thể thu thập được thì có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án thu thập.

Lấy ý kiến lời khai của các bên tranh chấp và những người liên quan.

Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Sau khi đã thu thập được đầy đủ hồ sơ tài liệu thì Tòa án sẽ công khai chứng cứ.

Bước 5: Mở phiên Tòa xét xử vụ án đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn.

Tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng sau khi tiến hành các hoạt động tố tụng trên. Những phán quyết này là dựa trên cơ sở là các quy định pháp luật và thực tế vụ việc. Tại đây, các bên vẫn có quyền tranh luận, đưa ra những lập luận để bảo vệ cho quan điểm của mình.

Như vậy, để bên cho mượn nhà, cho ở nhờ thực hiện việc kiện đòi tại nhà cho mượn cho ở nhờ thì cần phải thực hiện theo các trình từ nêu ở trên. Trước tiên thì bên cho mượn nhà, cho ở nhờ nhà cần phải lập hồ sơ có đầy đủ các lợi giấy tờ được nêu ra ở bước 1 và tiến hành việc nộp đơn khởi kiện kèm theo các giấy tờ đã chuẩn bị tới Tòa án có thẩm quyền để được thụ lý giải quyết vụ việc tranh chấp này. Để xác định Tòa án nào là có thẩm quyền thì mới quy bạn đọc tham khảo phần phân tích nêu ở trên.

Văn bản cho thuê cho mượn cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp
Văn bản cho thuê cho mượn cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp

Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CHO Ở NHỜ NHÀ

        Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 20…

Chúng tôi gồm có:

Bên cho ở nhờ nhà: (Gọi tắt là bên A):

+ Họ và tên:……………………………………………………… SN: ………………………..

Có hộ khẩu thường trú tại:……………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………

Là chủ hộ (hoặc chủ nhà):………………………………………………………………………

        Bên mượn ở nhờ nhà : (Gọi tắt là bên B) :

+ Họ và tên :………………………………………… SN :……. CMND :…………………..

Có hộ khẩu thường trú tại :…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

Hiện nay đang ở tại :……………………………………………………………………………..

Hai bên tự nguyện thỏa thuận và thống nhất như sau :

Bên A đồng ý cho bên B được ở nhờ nhà.

Tại :…………………………………………………………………………………………………..

Quận : ………………………………………………………. Từ ngày :…………………………

Bên B gồm có : ………… nhân khẩu được ở nhờ : ………… m nhà.

Bên B chỉ được quyền ở và nhập hộ khẩu vào địa chỉ nhà bên A, bên B không được tranh chấp nhà, yêu cầu gì về tài sản của bên A.

Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau và mỗi bên giữ 01 bản.

BÊN Ở NHỜ NHÀ (BÊN B)                                                                                                        BÊN CHO Ở NHỜ NHÀ (BÊN A)

         (ký, ghi rõ họ tên)                                                                                                       (ký, ghi rõ họ tên)

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như công chứng ủy quyền tại nhà, đăng ký làm lại giấy khai sinh, giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cho ở nhờ là gì?

Cho ở nhờ hay cho mượn nhà đất là việc một người có nhà đất cho người khác mượn hay ở nhờ trên nhà đất mà người đó làm chủ. Còn người ở nhờ được sử dụng nhà đất đó trong một thời hạn mà không phải trả tiền cho người chủ, nhưng người đó phải trả lại khi thời hạn mượn đã hết hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Hợp đồng cho ở nhờ nhà ở là gì?

Nhà ở tiếp cận dưới góc độ của khoa học pháp lý là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật và mỗi ngành luật lại có cách hiểu từ những khía cạnh khác nhau:
– Theo pháp luật về dân sự thì nhà ở là một loại tài sản bất động sản, là đối tượng của một số giao dịch dân sự như giao dịch về mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, cho thuê nhà ở, thế chấp nhà ở…
– Theo pháp luật về xây dựng thì nhà ở được hiểu là một loại công trình xây dựng, là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, được xây dựng theo thiết kế. (Khái niệm được xây dựng dựa trên khái niệm về công trình xây dựng).
– Theo Khoản 1 Điều 3, Luật Nhà ở năm 2014 thì nhà ở “là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân“.
Ở nhờ là một trong các hình thức biểu hiện quyền có chổ ở của hộ gia đình, cá nhân. Cho ở nhờ nhà ở là một trong các giao dịch nhà ở được quy định tại Điều 117 Luật Nhà ở và hợp đồng cho ở nhờ nhà ở là văn bản thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập quan hệ cho ở nhà ở, trong đó một bên có nhà ở cho ở nhờ và một bên có nhu cầu sử dụng nhà ở để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Hợp đồng cho ở nhờ nhà ở phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Họ và tên của cá nhân của các bên; mô tả đặc điểm của nhà ở, đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó; thời gian giao nhận nhà ở; thời hạn cho ở nhờ; quyền và nghĩa vụ của các bên; cam kết của các bên; các thỏa thuận khác; Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên (Điều 121, Luật Nhà ở).

Chỗ ở hợp pháp là gì?

Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, Chỗ ở hợp pháp bao gồm:
– Nhà ở;
– Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
– Nhà khác không thuộc trường hợp nêu trên nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.