Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm những gì?

28/07/2022
tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm những gì?
530
Views

Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm những gì?

Xin chào Luật sư, tôi hiện nay đang là cán bộ, công chức phải thực hiện việc kê khai tài sản thu nhập. Luật sự cho tôi hỏi cán bộ, công chức người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản thì tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm những gì? và trình tự thực hiện thế nào?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc về Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm những gì? của bạn như sau:

Cắn cứ pháp lý

Quy định về người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản

Căn cứ theo điều 34 Luật phòng, chống tham 2018 quy định về những người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản:

-Cán bộ, công chức.
-Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
-Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Quy định về tài sản, thu nhập phải kê khai

Căn cứ theo quy định tại điều 35 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 về tài sản, thu nhập phải kê khai thì:

-Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:

+ Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

+ Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

+ Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

+ Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

-Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.

Trình tự thực hiện việc kê khai tài sản

– Thứ nhất, Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và hướng dẫn việc kê khai

  • Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (gọi tắt là người có nghĩa vụ kê khai) lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 34 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 (PCTN) và Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP.
  • Cơ quan, tổ chức gửi mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP (sau đây gọi là Bản kê khai), hướng dẫn và yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.

– Thứ hai, thực hiện việc kê khai. Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu (02 bản kê khai) và gửi về cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc. Tài sản, thu nhập phải kê khai (quy định tại Điều 35 Luật PCTN 2018) bao gồm:

  • Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
  • Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
  • Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
  • Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Trường hợp bản kê khai không đúng theo mẫu hoặc không đầy đủ về nội dung thì cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu kê khai bổ sung hoặc kê khai lại. Thời hạn kê khai bổ sung hoặc kê khai lại là 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

– Thứ ba, tiếp nhận quản lý, bàn giao bản kê khai.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được bản kê khai, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai rà soát, kiểm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Luật phòng, chống tham những 2018.

-Thứ tư, công khai bản kê khai

  • Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
  • Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
  • Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.
  • Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  • Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm những gì?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm, giấy phép sàn thương mại điện tử ,đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm …. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo điều 33 Luật phòng, chống tham nhũng 2018:
– Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.
-Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.

Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo điều 39 Luật phòng, chống tham nhũng 2018:
-Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
-Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
-Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.
-Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
-Chính phủ quy định chi tiết về thời điểm, hình thức và việc tổ chức công khai bản kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.