Pháp luật quy định vượt đèn đỏ là vi phạm gì?

28/07/2022
Pháp luật quy định vượt đèn đỏ là vi phạm gì?
634
Views

Khi tham gia giao thông , quy tắc mà người điều khiển phương tiện phải luôn tôn trọng và chấp hành là tuân thủ đèn tín hiệu giao thông. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp vi phạm quy định về dừng đèn đỏ. Vậy vượt đèn đỏ là vi phạm gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu.

Căn cứ pháp lý

Pháp luật quy định vượt đèn đỏ là vi phạm gì?

Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, nếu không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Nếu vượt khi đèn đã chuyển sang màu đỏ được xác định là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.

Vượt đèn đỏ khác vượt đèn vàng như thế nào?

Lỗi vượt đèn vàng

Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định “khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tín hiệu vàng nhấp nháy) phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”.

Theo đó, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019 sửa đổi Quy chuẩn 41:2016) quy định tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đi quá vạch dừng hoặc quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Theo đó, đèn vàng là tín hiệu đèn giao thông để chuyển sang đèn đỏ hay còn gọi là thời gian dọn nút giao, để khi xe đi vào nút giao với tốc độ cao gặp tín hiệu chuẩn bị chuyển sang tín hiệu đèn đỏ nếu dừng lại sẽ không an toàn thì tài xế được phép đi tiếp. Trong trường hợp xe đi từ xa với tốc độ chậm dừng lại an toàn thì phải dừng lại.

Pháp luật quy định vượt đèn đỏ là vi phạm gì?
Pháp luật quy định vượt đèn đỏ là vi phạm gì?

Khi nào vượt đèn vàng bị xử phạt?

Từ trước đến nay người tham gia giao thông chủ yếu chỉ quan tâm đến hai loại đèn xanh, đỏ mà quên mất việc không chấp hành tín hiệu đèn vàng cũng có thể bị xử phạt.

Theo đó, nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.

Sự khác biệt giữa lỗi vượt đèn vàng và vượt đèn đỏ

Như vậy, tuy phần lớn áp dụng vào đời sống người dân không thấy được sự khác biệt quá rõ ràng giữa hai loại đèn này. Tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ sẽ nhận ra hai loại đèn này có sự khác biệt lớn về mục đích:

  • Đèn đỏ là cấm các phương tiện đi;
  • Đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng trừ phi đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Khi đèn vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ.

Từ sự khác biệt về mục đích của hai loại đèn, dẫn đến các sự khác biệt về lỗi cấu thành khi vượt đèn. 

  • Vượt đèn đỏ là việc người lái xe điều khiển phương tiện giao thông tiếp tuc di chuyển khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ (có nghĩa yêu cầu các phương tiện dừng lại). Khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ phải dừng trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “vạch dừng xe” thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
  • Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định “khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tín hiệu vàng nhấp nháy) phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”.

Một lưu ý nhỏ rằng đối với đèn vàng, nếu người tham gia giao thông đã lỡ đi qua vạch ngay sau khi đèn chuyển vàng, sẽ được được đi tiếp. Nhưng đối với đèn đỏ, điều này đã là vi phạm. Có thể nhận thấy rằng từ “lỡ” ở đây chính là một “khe hở” để người tham gia giao thông dựa vào để “lách” vi phạm. 

Mức xử phạt với hành vi vượt đèn đỏ

– Đối với xe ô tô:

Căn cứ theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với lỗi vượt đèn đỏ với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô như sau:

“Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

Bên cạnh đó, ở lỗi vi phạm này sẽ bị xử phạt bổ sung theo quy định tại Điểm b và c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

+ Người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng;

+ Trong trường hợp vượt đèn dỏ mà gây ra tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

– Đối với xe máy:

Căn cứ theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với lỗi vượt đèn đỏ với người điều khiển xe máy và các loại xe tương tự như sau:

“Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

Hình phạt bổ sung đối với xe máy:

+ Người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng;

+ Trong trường hợp vượt đèn dỏ mà gây ra tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Pháp luật quy định vượt đèn đỏ là vi phạm gì?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Ngã tư đèn đỏ có được rẽ trái không?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, khi gặp đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ thì người tham gia giao thông phải dừng phương tiện lưu thông lại bởi tín hiệu đèn đỏ là tín hiệu cấm đi.
Chính vì quy định đó, khi tham gia lưu thông tại các khu vực ngã tư khi thấy đèn tín hiệu báo hiệu đèn đỏ thì những người tham gia giao thông buộc phải dừng lưu thông các phương tiện đặc biệt là không được rẽ trái. Nếu khi thấy đèn đỏ mà người phương tiện giao thông vẫn rẽ trái thì đó là hành vi vi phạm pháp luật giao thông.
Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp đặc biệt, khi lưu tại các khu vực ngã tư có đèn đỏ người tham gia giao thông vẫn được phép rẽ trái mà không hề vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Mức phạt với máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ?

Máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau:
Quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo).
Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng).
Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).

Mức phạt với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện khi vượt đền đỏ?

Nếu vượt đèn đỏ, xe đạp, xe đạp máy và cả xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8). 

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.