Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có cần công chứng không?

27/07/2022
Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có cần công chứng không?
626
Views

Hoạt động bán đấu giá tài sản là một hình thức bán tài sản công khai để cho nhiều người có thể cùng tham gia vào việc trả giá để mua một tài sản. Những người tham gia mua tài sản bán đấu giá cần nộp một khoản lệ phí theo đúng quy định của pháp luật.

Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá có giá trị xác nhận việc mua bán tài sản bán đấu giá, là cơ sở pháp lý để chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản bán đấu giá. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có cần công chứng không? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá

Bán đấu giá tài sản là một trong những biện pháp dùng để xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nêu tại Điều 303 Bộ luật Dân sự.

Bán đấu giá tài sản là một hình thức bán tài sản công khai để cho nhiều người có thể cùng tham gia trả giá mua một tài sản. Những người tham gia mua tài sản bán đấu giá cần nộp một khoản lệ phí theo đúng quy định của pháp luật. Khoản tiền này nhằm ràng buộc người đã đăng kí phải tham gia bán đấu giá tài sản hoặc có thể không mua tài sản thì số tiền này không được lấy lại. Nếu họ có tham gia đấu giá nhưng không mua được thì nhận lại số tiền lệ phí mà mình đã đóng.

Khi tham gia đấu giá tài sản, người nào trả mức giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm thì người đó sẽ được mua tài sản. Nếu trong cuộc bán đấu giá mà không ai trả giá cao hơn mức giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành, đồng thời sẽ được tổ chức lại.

Theo đó, tài sản có thể được bán theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo các trường hợp pháp luật yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 gồm: Tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân; Tài sản bảo đảm; Tài sản thi hành án; Tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản…

Điều 4 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định các tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:

– Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:

  • a) Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
  • b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
  • c) Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • d) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
  • đ) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
  • e) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
  • g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
  • h) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • i) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
  • k) Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
  • l) Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
  • m) Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
  • n) Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
  • o) Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
  • p) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.

– Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định.

Như vậy, có 15 nhóm tài sản bán pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân có thể tự nguyện lựa chọn bán tài sản thuộc sở hữu thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đầu giá tài sản năm 2006.

Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có cần công chứng không?
Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có cần công chứng không?

Căn cứ khoản 6 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản, sau một phiên đấu giá, người trúng đấu giá phải ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc được phê duyệt kết quả đấu giá. Do đó, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá là một trong hai phương thức để xác định người trúng đấu giá có được mua tài sản đấu giá không.

Hợp đồng này được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng với tổ chức đấu giá nếu các bên thoả thuận.

Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá là một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh việc mua bán tài sản đấu giá giữa người trúng và người bán. Trong đó, nêu rõ các điều khoản về thông tin của người trúng, người bán đấu giá, giá tiền trúng đấu giá, tiền đặt cọc trước mỗi phiên đấu giá…

Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có cần công chứng không?

Trước đây, theo khoản 5 Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2005 (đã hết hiệu lực) có nêu rõ việc có công chứng, chứng thực việc mua bán bất động sản đấu giá không như sau:

Việc mua bán bất động sản bán đấu giá được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải được đăng ký, nếu pháp luật có quy.

Theo quy định này, khi mua bán tài sản đấu giá là nhà, đất thì các bên phải lập thành văn bản và hợp đồng mua bán tài sản đấu giá phải được công chứng hoặc chứng thực.

Tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự năm 2015 đang có hiệu lực, về việc mua bán tài sản đấu giá tài sản không còn quy định riêng với bất động sản mà chỉ nêu nguyên tắc chung của mua bán tài sản đấu giá là khách quan, công khai, minh bạch.

Và tại Luật Đấu giá tài sản cũng không có quy định cụ thể về việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.

Tuy nhiên, theo các pháp luật chuyên ngành, có thể kể đến Điều 122 Luật Nhà ở, khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai quy định với các hợp đồng mua bán bằng nhà ở, quyền sử dụng đất thì đều phải công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp một trong hai bên là tổ chức kinh doanh bất động sản.

Như vậy, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá là đất ở, nhà ở thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp một trong các bên kinh doanh bất động sản. Còn các trường hợp còn lại, hợp đồng này có thể được công chứng nếu các bên thoả thuận và muốn thực hiện điều đó.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có cần công chứng không?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về: Giấy phép sàn thương mại điện tử, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, công văn xác minh đăng ký lại khai sinh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về hợp đồng đầu giá tài sản 

Điều 46 Luật đấu giá 2016 quy định về hợp đồng đầu giá tài sản như sau:
– Kết quả đấu giá tài sản là căn cứ để các bên ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Người trúng đấu giá được coi như chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá kể từ thời điểm đấu giá viên công bố người trúng đấu giá. Kể từ thời điểm này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ thời điểm nào?

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Công chứng hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá là bất động sản

Đối với Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá là bất động sản, thì Hợp đồng đó phải được cơ quan công chứng nơi có bất động sản chứng nhận. Việc công chứng Hợp đồng được thực hiện như sau: Công chứng viên được mời tham dự cuộc bán đấu giá. Lời chứng của công chứng viên phải ghi rõ thời điểm giao kết Hợp đồng, địa điểm công chứng, năng lực hành vi dân sự, chữ ký của đấu giá viên và người mua được tài sản bán đấu giá, nội dung thoả thuận của các bên.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.