Thay đổi căn cước công dân trên sổ bảo hiểm như thế nào?

27/07/2022
Thay đổi căn cước công dân trên sổ bảo hiểm
738
Views

Hiện nay, căn cước công dân đang dần thay thế cho chứng minh nhân dân. Vì thế, một số loại giấy tờ sổ sách cũng cần phải thay đổi căn cước công dân, trong đó có thể kể đến là sổ bảo hiểm. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Thay đổi căn cước công dân trên sổ bảo hiểm” qua bài viết sau đây nhé!

Thay đổi căn cước công dân trên sổ bảo hiểm

Sổ bảo hiểm xã hội là tài liệu ghi chép lại quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, để làm cơ sở giải quyết cho các vấn đề liên quan sau này như tính toán tiền trợ cấp, xem xét điều kiện hưởng lương hưu,… Mỗi cá nhân sẽ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội, đó cũng chính là mã định danh đại diện cho cá nhân đó khi tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Hiện nay theo quy định hiện hành nhà nước không còn cấp chứng minh thư nhân dân cho công dân nữa thay vào đó sẽ cấp thẻ căn cước công dân mới cho các công dân. Như vậy,khi làm lại căn cước công dân mới thì các thông tin trong sổ bảo hiểm không trùng khớp với thẻ căn cước công dân mới. Nhiều người cho rằng, việc đổi căn cước công dân thế sẽ gây khó khăn trong quá trình rút bảo hiểm. Cho nên việc cần làm là đổi thông tin căn cước công dân trên sổ bảo hiểm.

Đổi Căn cước công dân có phải đổi sổ bảo hiểm xã hội không?

Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội như sau:

– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng;

– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.

Với quy định này, có thể thấy, không ghi nhận trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân.

Trước quyết định 595/QĐ-BHXH thì Công văn 3835/BHXH-CST do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ bảo hiểm xã hội và chứng minh nhân dân có nêu:

Nếu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thay đổi các nội dung như số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 2 Công văn số 102/BHXH-THU quy định về điều chỉnh thông tin cá nhân như sau:

– Khi phát hiện sai lệch thông tin cá nhân như: thông tin về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính) hoặc thông tin khác (số, ngày và nơi cấp chứng minh, địa chỉ thường trú) thì lập hồ sơ để điều chỉnh, bổ sung.

Như vậy, khi người lao động thay đổi từ chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân hoặc thay đổi thông tin trên các loại thẻ này đều không phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, số Chứng minh nhân dân hay số Căn cước công dân là một trong những tiêu thức quan trọng để quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, người lao động nên điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội của mình bằng cách lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) để cơ quan bảo hiểm xã hội cập nhật trong cơ sở dữ liệu.

Thủ tục thay đổi thẻ căn cước công dân trên sổ bảo hiểm xã hội

Theo khoản 2 Điều 27 Quyết định số 595/QĐ-BHXH hướng dẫn cấp lại sổ BHXH do điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội (bao gồm: Họ, tên, chữ đệm; ngày/tháng/năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc)

– Trường hợp người lao động tự kê khai hồ sơ:     

+ Sổ bảo hiểm xã hội

+ Mẫu TK1-TS tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội

+ Giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin cá nhân sai (giấy khai sinh/chứng minh thư nhân dân/….)

+ Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao)…. Giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm.

– Trường hợp đơn vị kê khai hồ sơ:

+ Sổ bảo hiểm xã hội hiện tại bạn đang sử dụng

+ Mẫu TK1-TS tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội

+ Mẫu D01-TS (Đối với trường hợp đơn vị làm hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội)

+ Giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin cá nhân sai (giấy khai sinh/chứng minh thư nhân dân/….).

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ nộp:

+ Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội: hồ sơ nộp tại nơi người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội.

+ Đối với người lao động đã nghỉ việc: hồ sơ nộp tại nơi cuối cùng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc.

Thời hạn giải quyết: 

+ Người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc và thời gian giải quyết không quá:

+ 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ.

+ 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội

+ 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.

Thay đổi căn cước công dân trên sổ bảo hiểm
Thay đổi căn cước công dân trên sổ bảo hiểm

Những trường hợp nào cần thay đổi số CCCD bhxh

Căn cứ Quyết định 1035/QĐ-BHXH quy định về mẫu sổ BHXH, sổ BHXH được cấp sẽ biểu thị các thông tin cá nhân của người lao động, bao gồm:

– Họ và tên: Được ghi đầy đủ họ và tên của người tham gia giống như trong giấy khai sinh

– Ngày, tháng, năm sinh: Được ghi ngày, tháng, năm sinh của người tham gia theo các giấy tờ khác. Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh thì chỉ ghi năm sinh hoặc không xác định được ngày sinh thì chỉ ghi tháng sinh, năm sinh.

– Giới tính: Là Nam (hoặc Nữ).

– Quốc tịch: Là quốc tịch của người tham gia bảo hiểm xã hội

– Số chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ thẻ căn cước: Là số trên chứng minh nhân dân của người tham gia. Trường hợp người tham gia vừa có chứng minh nhân dân (CMND), hộ chiếu, thẻ căn cước công dân (CCCD) thì ghi theo thứ tự ưu tiên chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

Theo đó, khi có thay đổi về một hoặc một số các thông tin trên, người lao động cần tiến hành thủ tục điều chỉnh để đảm bảo tính chính xác khi đối chiếu thông tin cá nhân của người lao động với nội dung trên sổ. Điều 46, Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định cụ thể những trường hợp thay đổi thông tin cá nhân cần thay đổi số cmnd trên sổ bhxh là khi có thay đổi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; sai giới tính, quốc tịch.

Như vậy, đối với trường hợp thay đổi cmnd trên bhxh, thay đổi cmnd trên sổ bhxh người lao động chỉ cần thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin để cơ quan BHXH cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thay đổi căn cước công dân trên sổ bảo hiểm″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như Giấy phép sàn thương mại điện tử, điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thay đổi thông tin trên sổ bảo hiểm như thế nào?

Để thay đổi các thông tin này, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
– Người tham gia tự kê khai hồ sơ:
Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.
Trường hợp là đảng viên theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
– Đơn vị kê khai hồ sơ:
Mẫu D01-TS (Đối với trường hợp đơn vị làm hồ sơ cấp lại sổ BHXH): Bảng kê thông tin
Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH Việt Nam sẽ điều chỉnh thông tin trên.

Tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội sau khi thay đổi cccd trên bhxh như thế nào?

Bước 1: Truy cập trang thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam tại website: https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx
Bước 2: Chọn phần “Tra cứu trực tuyến”
Bước 3: Chọn “Quá trình tham gia BHXH”. Điền các thông tin theo yêu cầu với các thông tin như sau:
– Tỉnh/TP: Điền theo nơi đăng ký thường trú.
– Cơ quan BHXH: Lựa chọn cơ quan BHXH quản lý sổ BHXH của mình
– Từ tháng-đến tháng: Thời gian muốn tra cứu quá trình đóng BHXH của người lao động
– Mã số BHXH: Thường được ghi trên bìa sổ BHXH hoặc xem trên thẻ Bảo hiểm y tế
Bước 4: Nhập “SĐT nhận OTP” bằng số điện thoại đã đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan BHXH, xác nhận capcha và “Bấm chọn lấy mã OTP”.
Bước 5: Mã OTP sẽ được gửi về điện thoại, nhập vào mã OTP và bấm “Tra cứu”.

Sổ BHXH được phép điều chỉnh những thông tin nào?

Các thông tin cá nhân trên sổ BHXH là những thông tin được phép điều chỉnh trên sổ BHXH, bao gồm: họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, quốc tịch.
Ngoài ra, người tham gia BHXH cũng tiến hành nộp hồ sơ điều chỉnh để xin cấp lại sổ BHXH trong trường hợp cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH, điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc gộp sổ BHXH.

4/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.