Tình trạng thất lạc con; hay vì lý do nào đó mà sau đấy cha mẹ và con mới có thể nhận lại nhau trên thực tế diễn ra khá nhiều. Và để cha, mẹ và con có mối quan hệ hợp pháp sẽ phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các thủ tục khác liên quan để được công nhận là cha, mẹ, con hợp pháp. Nhưng cũng có những trường hợp nhận cha mẹ con không phải do mong muốn; tình thân; mà lại vì một mục đích nào đó. Vậy khi những hành vi đó xảy ra thì sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng với Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về xử lý vi phạm về nhận cha mẹ con qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đăng ký nhận cha mẹ con được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 89 của Luật Hôn nhân gia đình; cả cha mẹ và con cái đều có quyền xác định và thừa nhận quan hệ huyết thống với nhau
Việc nhận cha, mẹ, con được hiểu là nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp.
Ngoài ra nếu người con đã thành niên; người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp.
Đăng ký nhận cha mẹ con được tiến hành tại cơ quan nào?
Luật hộ tịch quy định đăng ký nhận cha mẹ con được UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận; người được nhận là cha mẹ con thực hiện đăng ký.
Ngoài ra thì UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha mẹ con; cũng có thẩm quyền đăng ký khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
- Người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam;
Như vậy; hai cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con đó là UBND cấp xã và UBND cấp tỉnh tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Những hành vi vi phạm về nhận cha mẹ con được pháp luật
- Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; (sử dụng giấy tờ tùy thân của người khác,…)
- Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; (đưa sai thông tin, người làm chứng, văn bản làm chứng với mục địch trực lời từ việc đăng ký,…)
- Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc nhận cha, mẹ, con
Hậu quả pháp lý phải gánh chịu khi vi phạm về nhận cha mẹ con
Tùy vào mức độ mức độ vi phạm mà người vi phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả tương đương. Với những hành vi vi phạm về nhận cha mẹ con người vi phạm sẽ phải chịu mức xử phạt vi phạm hành chính; ngoài ra còn các hậu quả khác kèm theo cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; Cung cấp thông tin, tài liệu; cam đoan, làm chứng sai sự thật để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; Đe dọa, cưỡng ép; cản trở việc nhận cha, mẹ, con.
- Tịch thu tang vật là giấy tờ; văn bản bị tẩy xoá; sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm.
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm.
Mời bạn đọc xem thêm
- Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mới nhất
- Thủ tục nhận con cho cha là người nước ngoài khi mẹ đang chấp hành án hình sự?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Những hành vi vi phạm về nhận cha mẹ con sẽ bị xử lý như thế nào?“ Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Giấy tờ để chuẩn bị hồ sơ nhận cha mẹ con gồm có:
– Tờ khai nhận cha mẹ con (theo mẫu);
– Giấy tờ, đồ vật; các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con;
– Bản sao hộ chiếu; giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân người nước ngoài (đối với trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau).
Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định các giấy tờ bao gồm:
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
– Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
thời hạn giải quyết nhận cha mẹ con như sau:
Khi người có yêu cầu nộp đủ các loại giấy tờ nêu trên thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ. Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng; không có tranh chấp thì sẽ cấp trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu. Nếu cần phải xác minh, kiểm tra lại thì thời hạn kéo dài cũng không quá 05 ngày làm việc.