Theo Bộ luật Dân sự thì các chế định về tài sản và quyền sở hữu được xác định là quan trọng nhất nhàm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu tài sản. Bên cạnh đó thì chủ sở hữu đối với tài sản hay bất động sản liên kề đều phải thực hiện các nghĩa vụ của mình. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa được pháp luật quy định như thế nào? Cùng tìm câu trả lời tại bài viết phân tích điều 250 bộ luật dân sự 2015 của Luật sư 247 dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Chủ sở hữu được hiểu là như thế nào?
Chủ sở hữu hay còn được gọi là Chủ thể được xác định là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản, một khối tài sản được pháp luật thừa nhận. Do đó, mỗi chủ thể với tư cách là chủ sở hữu thực hiện các quyền của mình đối với tài sản như: quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khác nhau; có thể trực tiếp thực hiện toàn bộ các quyền năng của quyền sở hữu hoặc giao cho người khác thực hiện một số quyền năng nhất định của quyền sở hữu.
Bên cạnh đó để bảo đảm lợi ích của tất cả người dân đang sinh sống và tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chủ sở hữu có một số nghĩa vụ nhất định trong các trường hợp cụ thể. Đó là những trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết có nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của mình hoặc của người khác mà bắt buộc phải gây một thiệt hại nhỏ hơn để ngăn chặn thiệt hại. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định gây thiệt hại trong những trường hợp trên không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Do đó nghĩa vụ bồi thường không được bộ luật này quy định thuộc về người trực tiếp gây ra thiệt hại thì không phải bồi thường cho chủ sở hữu. Mà người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra là người phải bồi thường.
Để bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội ta có một cuộc sống bình thường, để cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước phát triển theo chiều hướng tích cực, để phù hợp với lợi ích chung của xã hội và cộng đồng… Bộ luật dân sự đã quy định chủ sở hữu phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Điều 172 Bộ luật Dân sự quy định: “Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đổi với tài sản thì chủ thể phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”.
Bên cạnh đó, Điều luật còn chỉ ra rằng nếu chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong khi thực hiện quyền của mình mà làm ô nhiễm môi trường thì phải có trách nhiệm chấm dứt ngay các hành vi gây ô nhiễm đó, đồng thời phải thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả. Người có hành vi làm ô nhiễm môi trường sống còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính.
Phân tích điều 250 bộ luật dân sự 2015.
Trên cơ sở quy định đã được nêu ra ở trên thì quyền sở hữu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những điều kiện nhất định.Với cách hiểu này thì quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu nhất định đối với một tài sản cụ thể, được quy định trong các quy phạm pháp luật về sở hữu cụ thể. Căn cứ theo quy định tại Điều 250 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa như sau:
“Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.”
Như vậy, có thể thấy một điều rằng pháp luật nước ta quy định rất chi tiết về việc chủ sở hữu nhà ở phải lắp đặt đường dẫn nước mưa từ mái nhà xuống dưới mặt đất vào phần thoát nước của nhà mình; không được để nước mưa chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu liền kề gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu và bất đông sản liện kề. Bên cạnh đó, đối với những trường hợp cố tình vi phạm thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Song với đó thì Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định về việc gây ảnh hưởng đến bất động sản liền kề, Việc bồi thượng này được quy định dựa trên căn cứ tại Điều 605 Bộ luật này, cụ thể
“Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.”
Như vậy, Chủ sở hữu đối với bất động sản liền kề mà gây ra các thiệt hại làm ảnh hưởng đến bất động sản liền kề khác khác thì phải bồi thường. Việc gây thiệt hại này được xác định khi người được hưởng quyền đối với bất động sản bị hưởng quyền gây thiệt hại trong quá trình mở lối đi riêng, đặt đường ống nước, để nước mưa chảy từ mái nhà mình sang bất động sản bên cạnh,… thì phải có trách nhiệm với việc làm của mình.
Nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề như thế nào?
Điều 268 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về Nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề:
“Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.
Trong trường hợp công trình có nguy cơ đe dọa sự an toàn bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ công trình phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh thì phải bồi thường.”.
Như vậy, người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phân tích điều 250 bộ luật dân sự 2015″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Giấy phép bay flycam, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.
Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.
Việc thoát nước mưa mà việc cấp, thoát nước phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.