Vài ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái nhảy múa trong khu vực máy bay đang chuẩn bị cất cánh. Video này được chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng xã hội và nhận về phản ứng gay gắt của cộng đồng mạng. Hành động này có thể gây ra nguy hiểm không lường trước được. Vậy cô gái quay clip ở khu vực máy bay đang hoạt động bị xử phạt như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin này ở bài viết dưới đây của Luật sư 247.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014
- Nghị định 162/2018/NĐ-CP
- Thông tư 29/2021/TT-BGTVT
Yêu cầu đối với người hoạt động trong khu bay
1. Tuân thủ tuyệt đối các quy định về công tác đảm bảo an ninh, an toàn tại khu bay, đeo thẻ kiểm soát an ninh hàng không do Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không hoặc Cảng hàng không, sân bay cấp còn hiệu lực. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu bay phải có giấy phép do Cục Hàng không Việt Nam cấp còn hiệu lực.
2. Mặc áo phản quang hoặc áo có gắn dải phản quang theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT
3. Trang bị bộ đàm liên lạc hai chiều, đảm bảo giữ liên lạc thường xuyên và tuyệt đối tuân thủ huấn lệnh của đài kiểm soát không lưu và đài kiểm soát mặt đất trên tần số được quy định tại mỗi cảng hàng không theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT
4. Khi điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị phải tuân thủ các giới hạn tốc độ theo quy định; làm chủ tốc độ trong mọi tình huống, điều kiện; không được tăng tốc hoặc phanh đột ngột khi phương tiện tiếp cận hoặc rời khỏi tàu bay; phải quan sát trước, sau và làm chủ được tốc độ khi cho phương tiện chuyển bánh, lưu thông trên đường công vụ, chuyển hướng tiếp cận tàu bay vòng tránh, lùi sau theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT
5. Chấp hành hướng di chuyển, phương thức di chuyển tránh va chạm với các phương tiện khác; tuân thủ quy định của người khai thác cảng hàng không, sân bay về tuyến và hành lang, luồng chạy của các phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay
6. Tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động và quy định phòng chống cháy nổ theo quy định; mặc trang phục làm việc đúng quy định của đơn vị theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT
7. Khi điều khiển phương tiện di chuyển trên đường công vụ, tại các giao điểm giữa đường công vụ và vệt lăn trên sân đỗ tàu bay, người điều khiển phải giảm tốc độ, quan sát hoạt động của tàu bay, dừng phương tiện tại vị trí theo quy định khi thấy tàu bay di chuyển, chỉ được phép di chuyển khi tàu bay đã lăn qua khỏi điểm giao cắt đảm bảo khoảng an toàn đối với hoạt động của tàu bay.
8. Người điều khiển phương tiện không được dừng, đỗ phương tiện trên đường công vụ (trừ phương tiện đang phục vụ hành khách, hành lý trên đường công vụ tiếp giáp Nhà ga hành khách), hoặc đỗ sai vị trí quy định, gây ách tắc cho các loại phương tiện khác.
9. Người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ đến mức tối đa hoặc phải dừng các phương tiện để không gây mất an toàn trong những trường hợp sau đây: khi có tàu bay đang lăn; khi chạy trên đường công vụ đến đoạn cắt ngang qua đường lăn; khi đi ngang qua khu vực đỗ tàu bay, khu vực xếp dỡ hành lý, khu vực di chuyển của hành khách; khi tầm nhìn hạn chế; khi tránh xe ngược chiều hoặc cho xe sau vượt lên
10. Người điều khiển phương tiện không điều khiển phương tiện chạy cắt ngang qua khoảng cách giữa: xe dẫn tàu bay và tàu bay đang lăn; tàu bay và nhân viên đánh tín hiệu mặt đất; hệ thống hướng dẫn tàu bay vào điểm đỗ và tàu bay đang lăn vào vị trí đỗ tàu bay
11. Người điều khiển phương tiện không điều khiển phương tiện di chuyển dưới thân, cánh, động cơ tàu bay, trừ một số phương tiện có chức năng phục vụ phải di chuyển một phần phía dưới tàu bay trong quá trình phục vụ theo quy định tại khoản 11 Điều 29 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT
12. Người điều khiển phương tiện, thiết bị khi di chuyển trên đường công vụ dưới cầu hành khách phải tuân thủ quy định về giới hạn chiều cao của phương tiện là 3,9m. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải gắn biển giới hạn chiều cao tại các vị trí yêu cầu giới hạn chiều cao của phương tiện, thiết bị khi di chuyển dưới cầu hành khách. Trường hợp cầu hành khách lắp đặt đồng bộ cùng nhà ga hành khách có chiều cao thực tế khác so với tiêu chuẩn thì áp dụng giới hạn phương tiện, thiết bị di chuyển dưới cầu hành khách theo chiều cao thực tế của cầu hành khách, đồng thời người khai thác cảng phải công bố giới hạn chiều cao thực tế của cầu hành khách và gắn biển giới hạn chiều cao theo quy định.
13. Người điều khiển phương tiện, thiết bị khi di chuyển từ đường công vụ vào đường hầm nhà ga và ngược lại phải tuân thủ quy định về giới hạn chiều cao của phương, thiết bị do người khai thác cảng hàng không, sân bay công bố. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải gắn biển giới hạn chiều cao tại các vị trí yêu cầu giới hạn chiều cao đối với phương tiện, thiết bị tại đường hầm nhà ga.
14. Người điều khiển phương tiện không được rời khỏi vị trí điều khiển khi động cơ đang hoạt động, ngoại trừ xe tra nạp nhiên liệu có hệ thống phanh, liên động (interlock) theo quy định tại khoản 14 Điều 29 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT
15. Khi tiếp cận tàu bay, người điều khiển phương tiện phải tuân theo các quy tắc sau đây: chỉ được phép tiếp cận khi tàu bay đã dừng hẳn, đã chèn bánh, động cơ chính đã tắt, đèn nháy cảnh báo đã tắt, trừ trường hợp tàu bay phải có phương tiện hỗ trợ mới tắt được động cơ; tiếp cận tàu bay theo đúng thứ tự quy định; đỗ đúng vị trí theo sơ đồ phục vụ của từng loại tàu bay và không được ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện khác hoạt động trên khu bay; có người hướng dẫn đối với các phương tiện tiếp cận tàu bay theo hình thức lùi, trừ các phương tiện có hệ thống tự động tiếp cận tàu bay theo quy định tại khoản 15 Điều 29 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT
16. Người điều khiển phương tiện phải nắm rõ sơ đồ mặt bằng, các tín hiệu đèn, biển báo, biển chỉ dẫn, tín hiệu sơn kẻ.
17. Người làm việc trên sân đỗ tàu bay không được đi lại trên đường công vụ dành cho phương tiện; phải chú ý quan sát khi di chuyển ngang qua khu vực băng chuyền phục vụ hành lý, giữ khoảng cách an toàn với khu vực có tàu bay đang hoạt động.
18. Người làm việc trên sân đỗ tàu bay không được ngồi nghỉ, tránh nắng, mưa bên dưới, sát cạnh, xung quanh phương tiện, trang thiết bị mặt đất đang chờ phục vụ tàu bay.
19. Người được cấp thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng ngắn hạn khi làm việc tại khu bay phải được người có đủ điều kiện hoạt động tại khu bay chỉ dẫn và giám sát.
20. Khi phương tiện đang di chuyển trên khu bay, người vận hành phương tiện và người ngồi trên phương tiện phải thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn).
21. Không mang chất dễ cháy, chất độc hại, chất ăn mòn hoặc bất kỳ chất nào khác có khả năng gây ảnh hưởng đến công trình, trang thiết bị khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
22. Không hút thuốc, đốt lửa, tạo ra nguồn lửa hở trong khu bay.
23. Không vứt rác và chất thải ra khu bay.
24. Không sử dụng điện thoại di động khi đang vận hành điều khiển các phương tiện, trang thiết bị mặt đất, trừ trường hợp khẩn cấp và bộ đàm liên lạc hỏng.
25. Nghiêm cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ tiếp cận tàu bay, trang thiết bị, phương tiện mặt đất và di chuyển trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay.
Cô gái quay clip ở khu vực máy bay đang hoạt động bị xử phạt thế nào?
Tự ý di chuyển trên đường cất, hạ cánh, sân đổ là hành vi bị nghiêm cấm
Căn cứ khoản 25 Điều 10 Hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn khai thác sân bay (Ban hành kèm theo Quyết định 336/QĐ-CHK năm 2021) quy định nghiêm cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ tiếp cận tàu bay, trang thiết bị, phương tiện mặt đất và di chuyển trên đường cất, hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay.
Di chuyển trên đường cất hạ cánh sân đổ trái phép bị xử lý thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 11 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định xử phạt quy định về đi lại, điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hoạt động trong cảng hàng không, sân bay như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đi lại trên sân đỗ tàu bay không đúng phần đường hoặc đi lại ở những nơi không được phép.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi di chuyển trên đường cất hạ cánh, đường lăn khi không được phép.
Đối với hành vi này, nếu là nhân viên hàng không sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 tháng đến 05 tháng.
Như vậy, hành vi di chuyển trên đường cất, hạ cánh, sân đổ sẽ bị xử phạt tiền từ 1 triệu đến 10 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ Điều 278 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định về tội cản trở giao thông đường không như sau:
* Khung 1:
Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi di chuyển trái phép thuộc một trong các trường hợp sau:
– Dẫn đến hậu quả:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự 2015;
– Đã bị kết án về tội cản trở giao thông đường không, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
* Khung 2:
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người có hành vi di chuyển trái phép gây ra hậu quả:
– Làm chết 02 người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
– Là người có trách nhiệm trực tiếp bảo đảm an toàn giao thông đường không hoặc trực tiếp quản lý thiết bị an toàn giao thông đường không.
* Khung 3:
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người có hành vi di chuyển trái phép gây hậu quả:
– Làm chết 03 người trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
* Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
* Lưu ý: Cản trở giao thông đường không trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khung 3 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như quy định nêu trên, người có hành vi di chuyển trên đường cất, hạ cánh, sân đổ trái phép nếu bị xem là cản trở giao thông đường không sẽ bị phạt từ 3 triệu đồng đến 15 năm tù. Ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề lên đến 05 năm.
Video Cô gái quay clip nhảy múa ở sân đỗ lúc máy bay đang di chuyển có bị xử phạt không?
Mời bạn xem thêm:
- Quên mang giấy khai sinh khi đi máy bay
- Người lớn đi máy bay bằng giấy khai sinh được không?
- Trẻ em 14 tuổi đi máy bay chưa có CMND
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Cô gái quay clip ở khu vực máy bay đang hoạt động bị xử phạt thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giấy phép bay flycam, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm d, Khoản 5 Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, cụ thể mức phạt đối với hành vi này như sau:
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng (bảy triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Bật lửa, bình xịt khí gas, diêm, chất lỏng dễ cháy, … là những vật dụng bị cấm khi mang lên máy bay theo hành lý ký gửi và xách tay, nhưng hành khách trên đã vi phạm và gây hậu quả là gây cháy trên máy bay. Đây là hành vi nguy hiểm đối với hành khách cũng như những người có mặt trên chuyến bay, do phát hiện kịp thời nên chưa có tổn thất gì về người cũng như tài sản, nhưng đây là hành vi gây nguy hiểm cho an ninh an toàn hàng không cần phải được ngăn chặn xử lý kịp thời.
– Đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Đưa công cụ hỗ trợ như súng bắn điện, chất gây mê, laze, xịt hơi cay, lựu đạn khói, dùi cui điện…, chất dễ cháy, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, súng săn và các loại vũ khí, đồ vật khác có hình dạng, chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
– Đưa vật phẩm nguy hiểm lên máy bay nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
– Đưa chất nổ, vật liệu nổ, vũ khí quân dụng, chất cháy vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Đưa chất nổ, vật liệu nổ, vũ khí quân dụng, chất cháy lên máy bay trái quy định nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.