Được coi là một trong những nguồn năng lượng tái tạo quý giá nhất hành tinh, ánh sáng mặt trời đã trở thành nguồn năng lượng được khai thác và phát triển trên khắp thế giới. Trong đó, quan trọng nhất là việc xây dựng và lắp đặt hệ thống cung cấp điện năng lượng mặt trời hòa lưới sạch. Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ hướng dẫn đăng ký kinh doanh điện mặt trời hộ gia đình năm 2022.
Căn cứ pháp lý
Quy định của nhà nước về giấy phép kinh doanh điện mặt trời mới nhất?
Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời; Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 của Bộ Công Thương về quy định phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mặt trời thì không có quy định việc phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh khi lắp và bán điện mặt trời, quá trình đăng ký, ký hợp đồng mua bán điện cũng không quy định cần có giấy đăng ký kinh doanh.
Mô hình kinh doanh điện mặt trời nào được miễn đăng ký?
- Với mô hình kinh doanh điện mặt trời thì không phải ai cũng cần phải đến các cơ quan có thẩm quyền đăng ký. Trong trường hợp này, chúng ta xét theo Thông tư số 36/2018 TT-BCT do Bộ Công thương ban hành. Ở điều 3, Thông tư có đề cập về việc miễn đăng ký đối với mô hình nhà máy điện mặt trời lắp đặt dưới 01 MW.
- Bên cạnh đó, việc miễn đăng ký này còn được áp dụng đối với hộ kinh doanh điện mặt trời (nghĩa là lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà).
Đăng ký kinh doanh điện mặt trời hộ gia đình năm 2022
Khi nào phải đăng ký kinh doanh điện mặt trời?
Theo Vụ Kinh tế Công nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư – là đơn vị soạn thảo văn bản trả lời EVN, trong số các dự án ĐMTMN đã đưa vào vận hành ngoài sản lượng điện tự dùng, đại đa số có doanh thu bán điện cho EVN rất thấp, từ 1 triệu đến vài chục triệu/năm nên không cần phải đăng ký kinh doanh và Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, tại Chương VIII về Hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh được quy định từ Điều 79 đến Điều 94, không có quy định bắt buộc đối với hộ gia đình có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống phải đăng ký Hộ kinh doanh.
Do vậy, chỉ khi hộ kinh doanh phát sinh thu nhập từ kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm thì mới phải xin cấp giấy phép kinh doanh điện mặt trời mới nhất.
Thủ tục đăng ký kinh doanh điện mặt trời năm 2022?
Tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu: “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”.
Điều kiện để đăng ký kinh doanh điện mặt trời là gì?
Để có thể đầu tư kinh doanh đối với các dự án điện mặt trời, chủ đầu tư cần phải đáp ứng đầy đủ một số điều kiện cơ bản sau:
Đối với dự án đầu tư điện mặt trời nối lưới
- Chủ đầu tư điện mặt trời chỉ được lập dự án đầu tư có trong bản quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp Quốc gia, cấp tỉnh. Hoặc nằm trong bản quy hoạch phát triển về điện lực cấp Quốc gia, cấp tỉnh được phê duyệt.
- Nội dung dự án đầu tư điện mặt trời cần phải tuân thủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và một số yêu cầu sau:
– Đánh giá chính xác những ảnh hưởng của phương án đấu nối dự án điện mặt trời đối với điện nằm trong khu vực.
– Sở hữu thiết bị kết nối với hệ thống SCADA hoặc cung cấp thông tin điều độ nhằm đảm bảo thông tin dự báo sản lượng điện được phát theo giờ đến cơ quan điều độ quyền điều khiển.
- Tỷ lệ vốn của chủ sở hữu các dự án điện mặt trời nối lưới không thấp hơn 20%/tổng mức đầu tư.
- Diện tích sử dụng đất không được phép vượt quá 1.2 ha/1MWp.
Đối với đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà
Dưới đây là một số điều kiện kinh doanh điện mặt trời trên mái nhà mà chủ đầu tư không nên bỏ qua:
- Dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất nhỏ hơn 1 MW: Chủ đầu tư đăng ký đấu nối với doanh nghiệp điện lực tỉnh/thành phố trực thuộc TW những thông tin chính gồm: Thông số kỹ thuật của pin quang điện, công suất dự kiến, thông số bộ biến đổi điện xoay chiều. Nếu muốn đảm bảo an toàn cho điện lưới, bộ biến đổi điện từ 1 chiều sang xoay chiều cần có chức năng chống hòa lưới khi lưới không có điện. Đồng thời, đảm bảo các tiêu chuẩn về tần số và điện áp theo quy định.
- Đối với dự án điện mặt trời mái nhà, công suất lớn hơn hoặc bằng 1 MW. Chủ đầu tư cần thực hiện một số thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời và điện lực theo quy định.
- Thường công ty điện lực tỉnh nhà sẽ phối hợp với nhà đầu tư để lắp đặt công tơ 2 chiều và ghi nhận sản lượng điện tiêu thụ cụ thể. Ngoài ra, còn ghi nhận về sản lượng điện mặt trời sản xuất mỗi tháng. Chi phí đầu tư công tơ điện 2 chiều sẽ do công ty điện lực tỉnh nhà chi trả.
- Những dự án điện mặt trời trên mái nhà cần phải áp dụng bản hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Cổng đăng ký kinh doanh hiện nay như thế nào?
- Các ngành nghề đăng ký kinh doanh theo quy định năm 2022
- Hướng dẫn tra cứu bố cáo điện tử đăng ký kinh doanh
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Đăng ký kinh doanh điện mặt trời hộ gia đình năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giấy phép bay flycam, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Giải thể công ty … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng có nêu tại Khoản 2 Điều 4: “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định”.
Người đại diện sẽ tiến hành kê khai thông tin theo pháp luật. Sau đó, họ phải tải văn bản điện tử rồi ký số vào bản hồ sơ đăng ký điện tử và cuối cùng là thanh toán lệ phí tại mạng điện tử theo quy trình nằm ở cổng thông tin Quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Khi hoàn tất hồ sơ đăng ký, người đại diện pháp luật sẽ nhận giấy biên nhận hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với trường hợp đủ ddieuf kiện, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin đến cơ quan Thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Đến khi nhận được mã số doanh nghiệp, phòng sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cuối cùng họ sẽ thông báo cho doanh nghiệp nắm rõ việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông áo qua mạng điện tử để yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi.
Người đại diện sẽ thực hiện kê khai thông tin và tải văn bản điện tử liên quan đến giấy tờ chứng thực tại cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp tài khoản.
Sau đó, người đại diện sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử.
Lúc này, phòng đăng ký kinh doanh sẽ có nhiệm vụ xem xét và gửi thông qua cho doanh nghiệp qua mạng điện tử để yêu cầu bổ sung, sửa đổi nếu chưa hợp lệ. Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng sẽ cấp giấy chứng nhận, sau đó gửi thông tin đến cơ quan Thuế để xin mã số doanh nghiệp. Khi nhận được mã số doanh nghiệp, phòng sẽ thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đăng ký bằng bản giấy kèm với giấy biên nhận hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử đến phòng Kinh doanh.
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đối chiếu các đầu mục có trong hồ sơ với đầu mục hồ sơ của doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử. Cuối cùng, phòng sẽ trao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu được thống nhất.