Để tổ chức một sự kiện, không chỉ đơn giản là muốn tổ chức như thế nào cũng được mà các cá nhân, tổ chức đứng ra tổ chức sự kiện luôn cần phải xin giấy phép tổ chức sự kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Bất kể sự kiện nào dù là lớn, vừa hay là nhỏ đều cần có giấy phép mới có thể triển khai. Mặc dù điều này khá tốn thời gian từ phân loại sự kiện đến soạn thảo và trình bày văn bản đúng quy định tổ chức sự kiện và nộp đơn đúng đơn vị chờ thông qua và cấp phép nhưng nó sẽ tránh được tình huống bị xử phạt nếu như không được cấp phép mà vẫn tổ chức sự kiện. Điều kiện được cấp giấy phép tổ chức sự kiện là gì? Chi phí xin giấy phép tổ chức sự kiện hết bao nhiêu?
Căn cứ pháp lý
Điều kiện được cấp giấy phép tổ chức sự kiện
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP để được cấp giấy phép tổ chức sự kiện thì việc tổ chức sự kiện phải không chứa các nội dung như sau:
- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
- Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
- Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Bên cạnh đó, để thực hiện được việc xin giấy phép một cách nhanh chóng, cần nêu rõ được sự kiện muốn tổ chức thuộc loại nào trong 3 loại sau đây:
- Các sự kiện, chương trình, hội nghị lớn (tức có sự tham gia của nhiều người bao gồm cả người nước ngoài) thì phải do Bộ trưởng của đơn vị tương đương cấp phép (hoặc chức vụ lớn hơn).
- Các sự kiện, chương trình, hội nghị trong nước, không có sự tham gia của người nước ngoài thì sẽ được UBND cấp tỉnh hoặc Sở liên quan cấp phép.
- Các sự kiện, chương trình, hội nghị liên tỉnh (tổ chức cùng lúc với quy mô nhiều tỉnh thành), cần xin cấp phép tổ chức sự kiện tại các tỉnh thành có liên quan
Thủ tục và hồ sơ xin cấp phép tổ chức sự kiện
Bước 1: Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị cấp phép. Lưu ý, phải nộp hồ sơ trước ít nhất là 10 ngày diễn ra sự kiện.
Bước 2: Nộp hồ sơ, hiện nay có 3 cách để thực hiện nộp hồ sơ theo quy định bao gồm
- Nộp trực tiếp,
- Gửi chuyển phát qua bưu điện và
- Nộp online qua cổng thông tin cơ quan, đơn vị cần xin phép.
Bước 3: Chờ đợi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tuỳ vào loại sự kiện và quy định tổ chức sự kiện mà thời gian này có thể kéo dài từ 1-7 ngày.
Bước 4: Nhận kết quả
Hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức sự kiện
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp giấy phép tổ chức sự kiện bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Mẫu đơn xin cấp phép tổ chức sự kiện do đơn vị, cơ quan cấp phép soạn thảo chính thức. Đây là phần giấy tờ quan trọng nhất, cần điền đầy đủ và chi tiết mọi thông tin có trong đơn. Ghi rõ chương trình phi lợi nhuận hay chương trình bán vé (nộp kèm marquette chương trình bán vé).
- Bản sao giấy phép kinh doanh có xác nhận (đối với sự kiện do doanh nghiệp triển khai) hoặc bản sao giấy phép thành lập có xác nhận (đối với sự kiện do một tổ chức triển khai).
- Bản sao nội dung sự kiện sẽ diễn ra, bao gồm tất cả từ kịch bản đến khách mời, thời gian, địa điểm diễn ra chi tiết, tên mc, người chủ trì,… Đặc biệt đối với sự kiện thời trang, cần gửi bản phác thảo ít nhất trước 30 ngày diễn ra sự kiện.
- Nếu công ty tổ chức sự kiện cho khách hàng thì cần bản sao hợp đồng ký kết tổ chức sự kiện với khách hàng.
- Đối với địa điểm tổ chức sự kiện, cần làm thành 4 bản sao các giấy tờ có liên quan để nộp cho Sở Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch, Cục Tác Quyền, đơn vị tổ chức sự kiện và đơn vị địa điểm diễn ra sự kiện.
Ngoài ra, tùy vào mỗi loại sự kiện khác nhau thì cần bổ sung thêm một vài giấy tờ liên quan, cụ thể như sau:
- Họp báo: Bổ sung đơn xin phép họp báo, và các giấy tờ liên quan khác như họp báo ra mắt sản phẩm cần có nội dung về sản phẩm, khuyến mãi, … tương tự với các họp báo với mục đích khác.
- Show thời trang: Như đã đề cập trên, cần gửi bản phác thảo các trang phục sẽ trình diễn và bổ sung thêm đơn xin phép được biểu diễn thời trang, danh sách những người mẫu trình diễn. Ngoài ra, cần tổ chức buổi phúc khảo trước khi sự kiện diễn ra tối thiểu là 5 ngày.
- Show ca nhạc: Cần bổ sung đơn xin phép tổ chức sự kiện ca nhạc, thời gian tổ chức phúc khảo.
- Triển lãm: Khi thực hiện một sự kiện triển lãm, ngoài các nội dung cơ bản nêu trên, cần có giấy xin phép tổ chức triển lãm có đầy đủ nội dung chi tiết, danh sách tất cả các sản phẩm, tác phẩm được triển lãm (nêu rõ cả hình dáng, kích thước và chất liệu) và thư mời tham dự triển lãm.
Xin cấp giấy phép tổ chức sự kiện ở đâu?
Theo quy định, tổ chức sự kiện dựa vào loại sự kiện mà đơn vị cấp phép cũng sẽ khác nhau, bao gồm: Thủ tướng Chính phủ; Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch; Cục Bản Quyền; Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông.
Khi tổ chức một sự kiện, cần cân nhắc kỹ xem thuộc loại nào để liên hệ xin cấp phép cho phù hợp. Cụ thể như các hội thảo, hội nghị quốc tế cần xin phép đơn vị cao nhất là Thủ tướng Chính phủ. Các show ca nhạc lớn, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn cần xin phép từ Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch.
Đối với sự kiện có tính chất quốc tế thì thẩm quyền cho phép thuộc về các cơ quan sau:
- Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế cấp cao. Thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng. Hoặc tương đương trở lên của các quốc gia. Các hội nghị, sự kiện có nội dung liên quan đến chính trị, an ninh, quốc phòng. Tôn giáo, nhân quyền hoặc bí mật quốc gia.
- Thủ trưởng cơ quan TW, địa phương quyết định việc tổ chức hội nghị, sự kiện quốc tế của cơ quan, địa phương mình. Không thuộc các trường hợp phải xin phép Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan TW của các tổ chức nhân dân tổ chức sự kiện, hội nghị theo quy định của Bộ Chính Trị và Ban Bí thư TW Đảng.
Đối với sự kiện không có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cho phép là:
- UBND cấp tỉnh và Sở liên quan. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của sự kiện đó và văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh.
Lưu ý việc tổ chức sự kiện có thể bị dừng hoạt động trong một số trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động tổ chức sự kiện bằng văn bản do sự kiện vi phạm quy định cấm xuất hiện các nội dung có trong sự kiện
- Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật hiện hành
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.
Bên cạnh đó, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định của pháp luật hiện hành. Văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải nêu rõ lý do, thời điểm dừng.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân phải dừng hoạt động tổ chức sự kiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kịp thời khắc phục hậu quả.
- Trường hợp tiếp tục thực hiện hoạt động tổ chức sự kiện thì tổ chức, cá nhân có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân liên quan biết, thực hiện.
Tổ chức, cá nhân bị dừng tổ chức sự kiện phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng tổ chức sự kiện và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Chi phí xin giấy phép tổ chức sự kiện
Tùy thuộc vào quy mô, thời gian tổ chức sự kiện khác nhau mà chi phí xin giấy phép tổ chức sự kiện sẽ khác nhau.
Nếu xin giấy phép tổ chức sự kiện tại cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thì chi phí sẽ thấp hơn, tuy nhiên trình tự, thủ tục và thời gian nhận giấy phép sẽ lâu hơn.
Còn nếu sử dụng dịch vụ xin giấy phép tổ chức sự kiện, thì trình tự thủ tục và thời gian sẽ ngắn gọn hơn, tuy nhiên chi phí bỏ ra khi sử dụng dịch vụ này sẽ cao hơn so với việc xin giấy phép tổ chức sự kiện tại cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép giấy phép tổ chức sự kiện.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 liên quan đến “Chi phí xin giấy phép tổ chức sự kiện”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, Giấy phép sàn thương mại điện tử, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Được tại ngoại rồi có phải chịu hình phạt là phạt tiền không?
- Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2022
- Điều kiện kinh doanh sản xuất phim theo luật Việt Nam?
- Chi phí xin giấy phép bay flycam hiện nay là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Việc nộp hồ sơ xin giấy phép tổ chức sự kiện có thời hạn ít nhất là trước 10 ngày diễn ra sự kiện. Tuy nhiên, đối với các chương trình người mẫu, trình diễn thời trang, fashion show, những buổi diễn liên quan đến hình ảnh, trang phục cần phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam thì cần phải xin giấy phép trước ít nhất 30 ngày.
Hiện nay có hai loại giấy phép tổ chức sự kiện:
– Giấy phép Bộ Văn hóa thể thao và du lịch: Tổ chức từ 2 điểm trở lên tại 2 thành phố khác nhau, hoặc những sự kiện tầm cỡ quốc gia.
– Giấy phép tổ chức sự kiện tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch: Gồm giấy phép họp báo, giấy phép tổ chức roadshow, giấy phép quảng cáo tại điểm tổ chức, giấy phép quảng cáo sản phẩm,…Trừ giấy phép tổ chức hội nghị khoa học thì không cần xin phép.