Hiện nay, pháp luật quy định mỗi tỉnh, thành phố sẽ có phòng đăng ký kinh doanh riêng để thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp muốn đang ký kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc phòng đăng ký kinh doanh Quảng Nam.
Phòng Đăng Ký Kinh Doanh (ĐKKD) tỉnh Quảng Nam
- Địa chỉ: số 02 đường Trần Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
- Số điện thoại: (0235) 3810 429
- Email:
- Trang web đăng ký kinh doanh trực tuyến chính thức của chính phủ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Sở Kế Hoạch – Đầu Tư (KH-ĐT) tỉnh Quảng Nam
- Địa chỉ: số 02 đường Trần Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
- Điện thoại: (0235) 3810 394
- Fax: (0235) 3810 396
- Email: dpiqnam@gmail.com | skhdt@quangnam.gov.vn
- Trang web: http://www.dpiqnam.gov.vn | http://skhdt.quangnam.gov.vn
- Đường chỉ bản đồ: https://goo.gl/maps/wZd927GsSQGWGoJ18
Chức năng phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Nam
– Phòng Đăng ký kinh doanh có chức năng thực hiện đăng ký kinh doanh và theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
– Phối hợp với các phòng chuyên môn trực thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư, các phòng chức năng của các Sở, ban, ngành và các huyện, thành phố liên quan trong quá trình thực hiện đăng ký kinh doanh và theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
– Phòng Đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
Nhiệm vụ, quyền hạn phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Nam
Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.
Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi của tỉnh; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vị địa phương cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan theo định kỳ, cho các tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu theo qui định của pháp luật.
Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo hằng năm của doanh nghiệp.
Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh;
Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương.
Thẩm định các đề án thành lập, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý; tổng hợp tình hình đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Tham mưu sọan thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định; những khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng ký kinh doanh cho cơ quan có thẩm quyền.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Quảng Nam
Điều kiện về chủ thể
Các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Quảng Nam, trừ một số trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 sau:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Điều kiện về tên công ty
Việc đặt tên doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng, tên gọi là đặc điểm riêng của doanh nghiệp.
Ngoài ra tên gọi còn có thể thể hiện ngành nghề kinh doanh của công ty, nhìn vào đó mà đối tác, khách hàng có thể nắm bắt được thông tin tốt hơn.
Tuy nhiên, việc đặt tên doanh nghiệp phải dựa trên những quy định của pháp luật doanh nghiệp, cụ thể:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp; Loại hình doanh nghiệp được viết là
- “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
- “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
- “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng:
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Ví dụ: Công ty TNHH Đầu tư BĐS Quảng Nam
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp
Căn cứ theo điều 42, Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở doanh nghiệp được quy định như sau:
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Như vậy, địa chỉ trụ sở của công ty cần ghi rõ ràng, chi tiết theo quy định của pháp luật và trụ sở chính công ty không được đặt tại chung cư với mục đích dùng để ở và nhà tập thể.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Cá nhân, tổ chức được tự do kinh doanh các ngành nghề, kinh doanh, trừ một số ngành nghề cấm được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Điều kiện về vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà thành viên, cổ đông cam kết góp để xây dựng công ty.
Pháp luật không quy định cụ thể là cần bao nhiêu vốn mới được mở công ty. Do vậy, việc vốn nhiều hay ít sẽ do chủ sở hữu công ty, thành viên công ty, cổ đông công ty quyết định.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành có yêu cầu về “vốn pháp định” có thể hiểu vốn pháp định là khoản vốn điều lệ tối thiểu bắt buộc để kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện.
Ví dụ, việc kinh doanh Bất động sản tại Quảng Nam phải đảm bảo có vốn điều lệ tối thiểu là 20 tỷ đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Nghệ An
- Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh hiện
- Vốn bao nhiêu thì phải đăng ký kinh doanh
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Phòng đăng ký kinh doanh Quảng Nam năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Giấy phép bay flycam, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sau thời gian 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Nam sẽ ra thông báo phản hồi về việc kê khai đăng ký doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trả Email Thông báo hợp lệ
Nếu hồ sơ còn thiếu sót, cần sửa đổi bổ sung, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu bổ sung thông tin, hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Sau khi hồ sơ hợp lệ, các bạn nộp bộ hồ sơ như đã kê khai ban đầu tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Địa chỉ: Số 2 Hoàng Văn Thụ, Chi Lăng, Thành phố Quảng Nam, Quảng Nam). Lúc này, chuyên viên tiếp nhận sẽ xác nhận hồ sơ bản cứng và hẹn ngày trả kết quả Đăng ký kinh doanh vào Giấy biên nhận.
Sau đó, đến thời gian hẹn, các bạn cầm theo Giấy biên nhận và lấy kết quả, kết quả sẽ là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đến đây, thủ tục cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải khắc dấu, đăng ký mẫu dấu nữa để hoàn tất.
Để tiến hành thành lập công ty, cá nhân cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
Điều lệ công ty (trừ Doanh nghiệp tư nhân);
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức (đối với công ty cổ phần);
Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đối với công ty TNHH đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-9 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đối với công ty hợp danh;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN (nếu có).