Điều kiện tham gia đấu thầu của nhà thầu

24/08/2021
Điều kiện tham gia đấu thầu của nhà thầu
2191
Views

Đấu thầu là hình thức rất phổ biến với các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng lớn. Vậy tư cách, điều kiện tham gia đấu thầu của nhà thầu là gì? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật đấu thầu 2013

Nội dung tư vấn

Đấu thầu là gì?

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết; và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn; dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Như vậy, quá trình chọn lọc này chính là để đảm bảo nhà đầu tư có thể thực hiện được dự án theo đúng kế hoạch. Để có thể tham gia với tư các nhà thầu; cá nhân,tổ chức phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể.

Điều kiện tham gia đấu thầu của tổ chức

Tổ chức tham gia đấu thầu cần đáp ứng đủ các điều kiện tư cách nhà thầu như sau:

  • Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
  • Hạch toán tài chính độc lập;
  • Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
  • Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
  • Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
  • Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
  • Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
  • Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

Cần đảm bảo tổ chức đã đăng kí thành lập thì cơ quan nhà nước mới có thể kiểm tra các hoạt động của tổ chức, đồng thời, các thông tin về hoạt động của tổ chức được lưu trữ cũng sẽ là minh chứng cho uy tín của tổ chức khi tham gia đấu thầu.

Các yêu cầu về tài chính đối với tổ chức là để đảm bảo tính khả thi khi các dự án được giao cho tổ chức thực hiện. Tổ chức đang trong quá trình giải thể hay lâm vào tình trạng phá sản sẽ không thể có khả năng duy trì cho bản thân tổ chức chứ đừng nói đến đảm bảo phát triển và hoàn thành dự án khi trúng thầu.

Điều kiện tham gia đấu thầu của cá nhân

Căn cứ theo luật đấu thầu 2013; cá nhân muốn tham gia đấu thầu với tư cách nhà thầu thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
  • Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
  • Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
  • Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

Theo đó, năng lực hành vi dân sự đầy đủ được căn cứ vào quốc tịch của cá nhân đó. Ví dụ, cá nhân là người Việt Nam; thì phải có năng lực hành vi dân sự theo pháp luật dân sự của Việt Nam. Cụ thể, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân; bằng hành vi của mình xác lập; thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự; xét về độ tuổi thì năng lực hành vi dân sự được công nhận đầy đủ; khi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên. Điều này phụ thuộc vào quốc tịch mà có sự khác nhau, ví dụ như Pháp là từ đủ 16 tuổi, …

Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ; được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh. Trường hợp liên danh; phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên; trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh; và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đấu thầu trong nước là gì?

Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu.

Đấu thầu quốc tế là gì?

Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.

Trách nhiệm của nhà thầu chính?

Nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Trách nhiệm của nhà thầu phụ?

Nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đầu tư

Để lại một bình luận