Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề

09/07/2022
Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề
2082
Views

“Tôi muốn học nghề về sửa chữa ô tô và thiết bị điện tử. Tuy nhiên tôi không biết nên học tại đâu để được cấp chứng chỉ đào tạo nghề đảm bảo. Theo như tôi biết thì chứng chỉ đào tạo nghề sẽ thể hiện trình độ tay nghề thì tôi mới được phép hành nghề. Giờ tôi đang thất nghiệp, trình độ bằng cấp chỉ phụ thuộc vào chứng chỉ nghề thôi. Không biết tôi nên chọn hướng đào tạo nào để được cấp chứng chỉ đào tạo nghề sớm nhất? Mong luật sư tư vấn giúp tôi với ạ.”

Theo quy định của pháp luật thì chứng chỉ đào tạo nghề là minh chứng cho trình độ. Việc chứng chỉ này được yêu cầu bắt buộc vừa để đảm bảo năng lực nghề nghiệp trong công ty. Vừa đảm bảo tính chất công việc cho tương lai người học. Tuy nhiên cũng khá nhiều người chưa hiểu rõ về chứng chỉ này nên vẫn còn nhiều sai phạm và thiếu chứng chỉ nghề nghiệp. Câu hỏi này và vấn đề về Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề sẽ được sớm giải đáp trong Luật sư 247.

Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề

Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề
Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề

Quy định về trình độ để cấp chứng chỉ đào tạo nghề

Về trình độ sơ cấp nghề

Dạy nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

Thời gian học nghề trình độ sơ cấp nghề

Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm. Điều kiện đối với người có trình độ học vấn, sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

Chứng chỉ sơ cấp nghề

Người học nghề học hết chương trình sơ cấp có đủ điều kiện. Lúc này sẽ được dự kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp.

Doanh nghiệp hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác. Và trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, cơ sở giáo dục khác có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Về dạy nghề ngắn hạn, chứng chỉ nghề

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề. Dạy nghề ngắn hạn thực hiện dưới một năm tại trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề độc lập. Hoặc gắn với cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cơ sở giáo dục khác.

Và Giám đốc trung tâm dạy nghề, hiệu trưởng trường dạy nghề, các cơ sở có đăng ký dạy nghề, hiệu trưởng các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có đăng ký dạy nghề ngắn hạn.

Căn cứ pháp luật theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được cấp chứng chỉ nghề. Với đối tượng là cho người hoàn thành khóa học nghề theo mục tiêu, nội dung, chương trình có giới hạn.

Quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo

Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về việc kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo như sau:

“Điều 12. Kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo

1. Kiểm tra trong quá trình đào tạo, gồm: kiểm tra đầu khóa học, kiểm tra khi kết thúc mô – đun, môn học, chương trình đào tạo.

a) Kiểm tra đầu khóa học thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.

b) Kiểm tra khi kết thúc mô – đun, môn học, chương trình đào tạo thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Nội dung, hình thức và điều kiện kiểm tra khi kết thúc mô-đun, môn học, chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề quyết định và được quy định trong chương trình đào tạo.

Kết quả kiểm tra được đánh giá theo một trong hai mức: Đạt yêu cầu và Không đạt yêu cầu, có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người đánh giá.

Học viên có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, thì phải tự ôn tập nội dung kiến thức và thực hành nghề đã học để dự kiểm tra lại. Số lần kiểm tra lại tối đa là 2 lần. Nếu kiểm tra lại lần thứ hai vẫn không đạt yêu cầu, thì phải học lại (nếu học viên có nhu cầu).

3. Chứng chỉ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề thiết kế, in ấn để cấp cho học viên có kết quả kiểm tra kết thúc chương trình đào tạo đạt yêu cầu.

Chứng chỉ đào tạo ghi rõ nội dung, thời gian khóa học và được thực hiện theo mẫu định dạng quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Kết luận:

Sau khi hoàn thành khoá học thì sẽ được phép cấp chứng chỉ đào tạo. Chứng chỉ hành nghề được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn. Và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Với mục đích để hoạt động trong một ngành nghề nào đó. Do vậy, điều này không có thẩm quyền trong việc cấp chứng chỉ hành nghề. Mà chỉ có có quyền cấp chứng chỉ đào tạo khi hoàn thành khóa học.

Hồ sơ để cấp chứng chỉ đào tạo nghề

Nộp 1 bộ hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của đơn vị.

Trường hợp đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu. Hoặc cơ sở đào tạo khác có địa điểm không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính. Thì nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. Tại địa điểm nơi có phân hiệu/cơ sở đào tạo khác của đơn vị.

Hồ sơ gồm (theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH):

– Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này);

– Bản sao quyết định thành lập;

– Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề. (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này);

– Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức hoạt động.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề. Và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư). Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Thủ tục xin cấp chứng chỉ đào tạo nghề

Bước 1. Gửi mẫu chứng chỉ đến cơ quan nhà nước

Hồ sơ thông báo mẫu chứng chỉ tới cơ quan nhà nước

  • Công văn thông báo mẫu chứng chỉ. Kèm theo mẫu chứng chỉ, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp (mỗi loại 03 bản)
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục. Hoặc giấy phép dạy nghề sơ cấp
  • Quyết định thành lập đối với tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh. Hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Thẩm quyền

  • Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Nơi cơ sở đào tạo sơ cấp đóng trụ sở chính để báo cáo. Chịu trách nhiệm về nội dung in trên mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp. Và mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp của cơ sở theo quy định.

Thời gian

  • Trong 05 -07 ngày. Thời hạn cho các cơ quan phải có công văn trả lời công nhận mẫu chứng chỉ, phôi bằng
  • Trường hợp không xác nhận phải có văn bản gửi cơ sở đào tạo sơ cấp. Đồng thời nêu rõ lý do.

Bước 2: Sau khi có công văn công nhận về mẫu chứng chỉ đào tạo sơ cấp, phôi bằng. Thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức in, cấp phát chứng chỉ cho các học viên

  • Căn cứ mẫu chứng chỉ sơ cấp; bản sao chứng chỉ sơ cấp, cơ sở đào tạo sơ cấp thiết kế. Hoặc lựa chọn mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp. Kèm theo logo (nếu có) của cơ sở mình.
  • Cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức in chứng chỉ sơ cấp. Và bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi chứng chỉ đã phê duyệt. Mục đích để sử dụng cấp cho người học. Việc in phôi chứng chỉ sơ cấp, phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn. Tôn chỉ yếu tố bảo mật và phải được lập sổ quản lý.

Quy định về thu hồi chứng chỉ đào tạo nghề

Chứng chỉ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức. Và cá nhân mở lớp đào tạo nghề thiết kế, in ấn để cấp cho học viên có 100% các kết quả kiểm tra. khi kết thúc mô – đun, môn học trong chương trình đào tạo đạt yêu cầu.

Chứng chỉ sơ cấp chỉ cấp một lần, không cấp lại. Bản sao chứng chỉ sơ cấp được cấp theo yêu cầu của người học.

Cơ sở đào tạo sơ cấp ghi vào sổ cấp chứng chỉ sơ cấp. Và sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp. Chứng chỉ đào tạo ghi rõ nội dung, thời gian khóa học bằng tiếng Việt. Và tiếng Anh theo mẫu định dạng quy định.

Chứng chỉ sơ cấp và bản sao bị người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp thu hồi. Khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

  • Phát hiện có gian lận trong quá trình học tập. Nó dẫn đến sai lệch kết quả công nhận tốt nghiệp.
  • Phát hiện có vi phạm về việc in, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp. Và bản sao chứng chỉ sơ cấp;
  • Cấp cho người không đủ điều kiện; chứng chỉ sơ cấp. Và bản sao chứng chỉ sơ cấp do người không có thẩm quyền cấp; chứng chỉ sơ cấp bị tẩy xóa, sửa chữa;
  • Người được cấp chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp để cho người khác sử dụng chứng chỉ sơ cấp. Hoặc bản sao chứng chỉ sơ cấp của mình.

Người đứng đầu cơ sở hoạt động đào tạo sơ cấp xem xét ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tốt nghiệp. Và thu hồi chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp mà mình đã cấp. Trong trường hợp cần thiết, thì phải thu hồi chứng chỉ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu. Về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; tạm dừng công ty; đăng ký hộ kinh doanh; thành lập công ty uy tín; xác nhận tình trạng hôn nhân; muốn đổi tên cho con trong giấy khai sinh. Mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư 247. Hãy liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Chứng chỉ đào tạo nghề là gì?

Chứng chỉ đào tạo là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục/ cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài. Như vậy chứng chỉ đào tạo nghề là sự thừa nhận về quá trình học và đánh giá trình độ của người lấy chứng chỉ.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ đào tạo nghề là gì?

– Cần có giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
– Học viên phải hoàn thành chương trình và đủ điều kiện để cấp chứng chỉ
– Có văn bản chấp thuận mẫu chứng chỉ của Cơ quan quản lý nhà nước.

Lợi ích của chứng chỉ đào tạo nghề là gì?

Giúp nâng cao tay nghề;
Tiết kiệm thời gian, lịch trình sinh hoạt;
Phát huy được tính tự giác và sáng tạo;
Có cơ hội tìm việc làm cao sau khi tốt nghiệp.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.