Bất kể một quốc gia nào đều cần một cổng thông tin điện tử để kiểm tra môi trường an ninh mạng chung. Điều đó đảm bảo về chất lượng sống, giải quyết các vấn đề xã hội được quy định theo pháp luật Việt Nam. Quy định về trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước như thế nào? Bài viết của Luật sư 247 sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước chi tiết.
Quy định về trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các cơ quan nhà nước triển khai các kênh cung cấp thông tin khác sau đây cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng: Cổng dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh; mạng xã hội do cơ quan nhà nước cho phép cung cấp thông tin trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật; thư điện tử (Email); ứng dụng trên thiết bị di động do cơ quan nhà nước cho phép cung cấp thông tin trên môi trường mạng được triển khai tập trung, thống nhất, dùng chung trong phạm vi bộ, ngành, địa phương để cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, tránh trùng lặp; tổng đài điện thoại.
Thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo đảm thống nhất, tích hợp từ cổng Dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh. Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước.
Báo cáo tài chính năm công khai theo quy định của Luật Kế toán; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của Luật Thống kê; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; thông tin về dịch theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Danh mục thông tin phải được công khai, trong đó nêu rõ địa chỉ, hình thức, thời điểm, thời hạn công khai đối với từng loại thông tin.
Các thông tin khác mà pháp luật quy định phải công bố công khai.
Ngoài các thông tin quy định nêu trên, các cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác theo thẩm quyền. Thông tin của cơ quan nhà nước cung cấp trên môi trường mạng phải được cập nhật kịp thời sau khi có sự thay đổi.
Trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (sau đây gọi chung là cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước) là kênh cung cấp thông tin thống nhất, tập trung của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Nguyên tắc chung về công nghệ trang thông tin điện tử nhà nước
Theo Điều 13 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về nguyên tắc chung của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin như sau:
“Điều 13. Nguyên tắc chung về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
1. Tổ chức, cá nhân có quyền tiến hành các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; hoạt động phòng, chống lụt, bão, thiên tai, thảm họa khác, cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động khác được Nhà nước khuyến khích.
3. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động viễn thông, hoạt động phát thanh, truyền hình trên môi trường mạng phải thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông, báo chí và các quy định của Luật này.”
Theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền tiến hành các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; hoạt động phòng, chống lụt, bão, thiên tai, thảm họa khác, cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động khác được Nhà nước khuyến khích.
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động viễn thông, hoạt động phát thanh, truyền hình trên môi trường mạng phải thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông, báo chí và các quy định của Luật này.
Quản lý nội dung của trang thông tin điện tử nhà nước thế nào?
Điều kiện để được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được quy định tại Điều 23 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP:
“Điều 23. Điều kiện về quản lý nội dung thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội
1. Điều kiện về quản lý thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.
a) Có quy trình quản lý thông tin công cộng: Xác định phạm vi nguồn thông tin khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng tải;
b) Có cơ chế kiểm soát nguồn tin, đảm bảo thông tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thông tin nguồn;
c) Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 5 Nghị định này chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email).
2. Điều kiện về quản lý thông tin đối với mạng xã hội:
a) Có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp theo các quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 23 Nghị định này và được đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội;
b) Bảo đảm người sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội;
c) Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 5 Nghị định này chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email);
d) Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng;
đ) Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.”
Mục đích thương mại của trang thông tin điện tử nhà nước
Theo Điều 18 Nghị định 43/2011/NĐ-CP quy định về thông tin dịch vụ công trực tuyến như sau:
“Điều 18. Thông tin về dịch vụ công trực tuyến
1. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm đăng tải toàn bộ thông tin về dịch vụ công trực tuyến trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Thông tin về dịch vụ công trực tuyến phải được cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời ngay sau khi có sự thay đổi.
2. Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có mục “Dịch vụ công trực tuyến” thông báo danh mục các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ công trực tuyến đang thực hiện và nêu rõ mức độ của dịch vụ. Các dịch vụ được tổ chức, phân loại theo ngành, lĩnh vực để thuận tiện cho việc khai thác sử dụng.
3. Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải cung cấp chức năng hướng dẫn sử dụng, theo dõi tần suất sử dụng, quá trình xử lý và số lượng hồ sơ đã được xử lý đối với từng dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 trở lên.”
Đồng thời tại Điều 19 Nghị định 43/2011/NĐ-CP quy định về trách nhiệm cung cấp dịch vụ công trực tuyến như sau:
“Điều 19. Trách nhiệm cung cấp dịch vụ công trực tuyến
1. Các cơ quan chủ quản sử dụng những kết quả đã đạt được trong việc chuẩn hóa thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn để cung cấp dịch vụ hành chính công trên cổng thông tin điện tử. Đối với dịch vụ có liên quan đến các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính đi kèm phải được cung cấp tối thiểu đạt mức độ 2. Đối với mỗi dịch vụ cần hiển thị đầy đủ các bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính và trách nhiệm của các bên có liên quan.
2. Báo cáo hàng năm về lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến:
a) Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về lộ trình và tiến độ triển khai thực hiện.
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng và báo cáo lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của đơn vị và địa phương, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.”
Kết luận: Cơ quan nhà nước được phép quảng cáo thương mại trên Cổng (trang) thông tin điện tử của cơ quan mình nhưng phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nghiêm cấm quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử được thực hiện như thế nào?
- Hướng dẫn Tra cứu ngày cấp mã số thuế cá nhân mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Quy định về trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, mẫu xin tạm ngừng kinh doanh … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
2. Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.
3. Trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền.
4. Tên miền “.vn” phải còn thời hạn sử dụng ít nhất là 06 tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép và phải tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Đối với tên miền quốc tế phải có xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.”
Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân của thành viên, bao gồm:
1, Họ và tên;
2, Ngày, tháng, năm sinh;
3, Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
4, Số điện thoại và địa chỉ thư điện tử (nếu có).