Hướng dẫn đăng ký bảo hộ Logo độc quyền tại Bắc Giang năm 2021

21/08/2021
805
Views

Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam; đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa; thành phố Bắc Giang; cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km. Vậy nên sẽ có rất nhiều người có mong muốn thành lập công ty của mình tại địa danh này, thế nhưng; đi kèm với việc thành lập công ty là hàng loạt các rủi ro về pháp lý nếu như bạn không tìm hiểu về pháp luật, đặc biệt là về việc bảo hộ nhãn hiệu (Logo); vậy trong bài viết này,  Luật Sư 247 xin gửi đến bạn đọc bài viết hướng dẫn làm thủ tục đăng ký bảo hộ Logo tại Bắc Giang.

Căn cứ pháp lý

Bảo hộ Logo là gì?

Đăng ký bảo hộ Logo là cách thức cá nhân, doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Một Logo được bảo hộ giúp chủ sở hữu chống lại những hành vi ăn cắp, bắt chước hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Doanh nghiệp có thể lựa chọn hai hình thức bảo hộ Logo là:

  • Đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • Đăng ký bản quyền tác phẩm Mỹ thuật ứng dụng tại Cục Bản quyền tác giả.

Đăng ký bảo hộ Logo. Việc làm này sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những hành vi vi phạm bản quyền logo công ty cũng như bảo vệ được những quyền lợi thiết thực nếu có tranh chấp xảy ra. Đây là bằng chứng vững chắc nhất tố cáo bên xâm phạm và bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Hình thức đăng ký bảo hộ Logo

1. Đăng ký bảo hộ Logo dưới hình thức đăng ký bản quyền tác giả

Khi đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký bản quyền tác giả. Logo sẽ được coi là một tác phẩm nghệ thuật của một cá nhân hay một tổ chức nào đó. Logo phải được sáng tạo ra, là nguyên bản và không copy của bất cứ nguồn nào khác.

Ưu điểm:

  • Đơn đăng ký dễ dàng được chấp nhận, ít xảy ra những sự cố phát sinh.
  • Thời gian được cấp giấy chứng nhận nhanh chỉ khoảng 15 ngày làm việc.
  • Phạm vi bảo hộ: Không hạn chế lĩnh vực.
  • Chi phí thực hiện thủ tục thấp, thời gian bảo hộ rất lâu (từ khoảng 75 – 100 năm).

Nhược điểm: Mức độ bảo hộ cho bản quyền tác giả yếu. Trên thực tế, quyền lợi của quyền tác giả logo vẫn còn rất bấp bênh, ít có hiệu quả thực tế. Việc sao chép logo ngày càng tinh vi hơn gây khó khăn cho thương hiệu trong việc chứng minh.

2. Đăng ký bảo hộ Logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu

Ưu điểm:

  • Là thủ tục bảo hộ đảm bảo quyền sở hữu mạnh nhất hiện nay.
  • Hình thức bảo hộ nhãn hiệu có cơ chế bảo hộ rất chặt chẽ và với phạm vi rộng.
  • Logo được bảo hộ cả về hình ảnh lẫn nội dung.

Nhược điểm: Thời gian xử lý kéo dài. Chi phí thủ tục đăng ký cao hơn đăng ký bản quyền. Các quy trình và tiêu chí để xét duyệt giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu rất phức tạp và khó khăn.

Những khó khăn dễ gặp phải khi bảo hộ Logo

1. Khó khăn khi kiểm tra thiết kế Logo

Có thể kể đến khó khăn đầu tiên khi bạn muốn đăng ký bảo hộ logo thương hiệu của mình. Đây chính là việc bạn để kiểm tra xem thiết kế logo của mình đã có giống với logo nào đã được cấp quyền bảo hộ hay chưa; có những chi tiết nào mà không được phép có trong logo hay không; hay là quy cách thiết kế logo của mình đã đúng chuẩn như quy định của của pháp luật về đăng ký bảo hộ logo hay chưa?

2. Khó khăn trong khâu chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ để tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ logo tương đối là phức tạp; với nhiều loại giấy tờ kê khai đúng quy cách. Đây là khó khăn chung đối với hầu hết những người muốn bảo hộ logo của mình. Bởi để có thể đăng ký bảo hộ logo bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ như sau:

  1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Theo mẫu);
  2. Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  3. Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  4. Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  5. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  6. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

3. Khó xác định thẩm quyền giải quyết hồ sơ

Hai hình thức để đăng ký bảo hộ logo đó là:

  • Đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • Đăng ký bản quyền tác phẩm Mỹ thuật ứng dụng tại Cục Bản quyền tác giả.

Mỗi hình thức sẽ được tiến hành ở một cơ quan khác nhau. Nhiều người đăng ký không phân biệt được thì sẽ rất dễ dàng nộp sai, nộp nhầm. Hoặc tệ hơn là không xác định được mình cần phải nộp hồ sơ đến đâu.

4. Không biết phải nộp phi, lệ phí gì

Lệ phí là một bước vô cùng quan trọng trong thủ tục đăng ký bảo hộ logo. Chỉ khi bạn nộp đầy đủ các loại phí và lệ phí thì thủ tục bảo hộ đăng ký logo mới được tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cần phải nộp những khoản phí này ở đâu; và nhiều người không biết rằng tầm quan trọng của việc tiến hành nộp lệ phí đúng thời hạn. Nếu nộp lệ phí không đúng thời hạn thì thời gian đăng ký bảo hộ logo sẽ bị kéo dài; ảnh hưởng tới kết quả bảo hộ logo.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ Logo tại Bắc Giang

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ Logo

Đăng ký logo độc quyền dưới hình thức đăng ký bản quyền tác giả

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Theo mẫu);
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Đăng ký logo độc quyền theo hình thức đăng ký nhãn hiệu

  • Mẫu logo đăng ký (cần được thể hiện rõ nét màu sắc, đường nét thiết kế; hình khối, kích thước nhãn hiệu tối đa 8x8cm, tối thiểu 2x2cm).
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả:

  • Nộp tại Cục bản quyền tác giả;
  • Hoặc Sở văn hóa – thể thao và du lịch nơi mà tác giả, chủ sở hữu cư trú/ có trụ sở.

Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

  • Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Có thể nộp online qua Cổng thông tin trực tuyến: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do

Bước 3: Chờ nhận kết quả

Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo tại Bắc Giang

Việc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo tại Bắc Giang của Luật Sư X sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:

  1. Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bảo hộ Logo.
  2. Tư vấn hình thức Đăng ký bảo hộ Logo phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
  3. Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
  4. Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
  5. Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
  6. Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
  7. Tiếp nhận các loại giấy chứng nhận Đăng ký bảo hộ Logo và bàn giao tới Quý khách hàng.
  8. Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).
  9. Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với Logo đã đăng ký (nếu có).

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục đăng ký bảo hộ Logo tại tỉnh Bắc Giang năm 2021. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline: 0936 408 102

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu thực chất là một biểu tượng, là ngôn ngữ trong quá trình tư duy; nó đóng vai trò quan trọng trong thương mại như là một công cụ uy lực để chiếm lĩnh tâm trí; ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của khách hàng.
Nhãn hiệu có thể được mua bán hoặc cho thuê quyền sử dụng; đồng thời, nhãn hiệu còn có thể được bảo hộ trong nước hoặc trên quốc tế.

Tại sao nên tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký?

Tra cứu Nhãn hiệu thực chất là việc tìm kiếm và nghiên cứu trên Cơ sở dữ liệu Nhãn hiệu của Việt Nam; nhằm xác định Nhãn hiệu dự định đăng ký bảo hộ có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại hay không.
Kết quả Tra cứu sẽ đưa ra các thông tin pháp lý về các Nhãn hiệu có trước liên quan; từ đó góp phần làm tăng khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công; và tránh cho các doanh nghiệp khoảng thời gian nộp đơn Đăng ký nhãn hiệu (12- 18 tháng) mà vẫn bị từ chối.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận