Chào Luật sư, hôm qua em gái của tôi dám lén lấy giấy tờ của tôi đi làm thủ tục đăng ký giám hộ cho cháu của tôi. Tôi không biết rõ động cơ sau hành động này là như thế nào nhưng tôi đang sợ em tôi có âm mưu gì phía sau. Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ có được không? Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ bị phạt bao nhiêu tiền? Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Giám hộ là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Người giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Điều kiện để được làm người giám hộ là gì?
Cũng theo Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân làm người giám hộ phải đáp ứng được những điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Pháp nhân làm người giám hộ thì phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ và có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Ai được làm người giám hộ theo quy định?
Hiện nay, pháp luật chia người giám hộ thành 02 loại: giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử, chỉ định.
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
(mất cha, mẹ hoặc cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự…), được xác định theo thứ tự sau:
– Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ;
– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ;
– Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Người này được xác định như sau:
– Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ;
– Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;
– Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Người giám hộ được cử, chỉ định
Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Cho dù là giám hộ đương nhiên hay giám hộ được cử, chỉ định thì vẫn phải tiến hành làm thủ tục đăng ký giám hộ. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ bị phạt bao nhiêu?
Nội dung | Cơ sở pháp lý | |
Mô tả hành vi | Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ | Đã biết |
Hình thức xử phạt | Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Đã biết |
Biện pháp bổ sung | ||
Biện pháp khắc phục | Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp | Đã biết |
Thẩm quyền | Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài | Đã biết Đã biết |
Thủ tục đăng ký giám hộ hiện nay thế nào?
Hiện nay, thủ tục đăng ký giám hộ được thực hiện theo Điều 20; 21 Luật Hộ tịch 2014 và Quyết định 1872/QĐ-BTP ngày 04/9/2020 của Bộ Tư pháp. Cụ thể qua 03 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Tờ khai đăng ký giám hộ;
– Văn bản cử người giám hộ (đối với giám hộ cử) hoặc giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (đối với giám hộ đương nhiên).
Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên;
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền đăng ký giám hộ.
– Người thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ phải xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp; còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ. Ngoài ra; xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ; xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu khác như soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải thể công ty, đăng ký tạm ngưng kinh doanh, thành lập công ty ở Việt Nam, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam…của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Cách đăng ký giấy phép kinh doanh online
- Thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh không?
- Dịch vụ giải thể công ty cổ phần
Câu hỏi thường gặp
Người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký giám hộ;
Người thực hiện việc đăng ký giám hộ có thể trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi đăng ký online.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.