Nghỉ ngang có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không?

16/06/2022
nghỉ ngang có được cộng dồn thất nghiệp không
763
Views

Trong bối cảnh cuộc sống thường ngày bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 và mới chỉ thuyên giảm trong khoảng thời gian gần đây, nhiều người lao động phổ thông đã tự ý nghỉ việc để về quê với gia đình, giảm bớt khó khăn cho cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều người đặt ra câu hỏi: nghỉ ngang có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không? Hãy cũng Luật sư 247 tìm hiểu câu trả lời với bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý:

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Để hiểu về cơ chế cộng dồn bảo hiểm thế nghiệp, ta cần biết bảo hiểm thất nghiệp là gì. Bảo hiểm thất nghiệp đã được quy định rõ tại khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013. Theo đó: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động nghỉ ngang là như thế nào?

Hiện nay, nghỉ ngang là cách gọi thông dụng của người dân để chỉ việc người lao động đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Trong Bộ luật lao động 2019, pháp luật chỉ thừa nhận những trường hợp người lao động đơn phương chấm hợp đồng lao động như sau:

Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải thông báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

  • Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng
  • Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
  • Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

Vậy có thể hiểu, nghỉ ngang là trường hợp người lao động nghỉ việc mà không báo trước cho người sử dụng lao động như theo quy định hoặc nghỉ việc không báo trước mà không thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp được hiểu như thế nào?

Hiện, pháp luật hiện chưa quy định khái niệm chi tiết về cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng, Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp là việc mà người lao động đã đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp sau đó vì một số trường hợp phát sinh như chưa hưởng xong trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm mới, chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, chưa có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp,… mà thời gian chưa hưởng đó sẽ được tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo.

Nghỉ ngang có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không
Nghỉ ngang có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không

Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định rõ trong Điều 49 Luật Việc làm 2013. Theo đó, người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm 2013
  • Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của Luật Việc làm 2013

Nghỉ ngang có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không?

Để tìm hiểu nghỉ ngang có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp hay không, cần xác định xem rằng khi nghỉ việc ở công ty cũ, người lao động đó có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không. Nếu được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đương nhiên, thời gian và số tiền đóng bảo hiểm trước đó sẽ không được cộng dồn người lao động sang làm việc tại công ty mới

Theo khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp:

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật
  • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Như vậy, theo quy định như trên, người lao động khi nghỉ ngang sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vậy, thời gian và số tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty cũ có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không? Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm quy định như sau:

“Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Vậy theo quy định trên, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp lẫn số tiền đóng ở công ty cũ trước khi người lao động nghỉ ngang sẽ được cộng dồn tại công ty mới.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nghỉ ngang có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, trích lục khai sinh trực tuyến …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những giấy tờ gì?

Văn bản đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Sổ bảo hiểm xã hội.

Đóng bảo hiểm thất nghiệp bao lâu mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Thời hạn đóng BHTN để được hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định cụ thể như sau:
– 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn.
– 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Các trường hợp loại trừ việc hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ các trường hợp sau đây:
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người lao động chết.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.