Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

16/06/2022
Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ
1043
Views

Hiện nay, có thể dễ dàng bắt gặp tình huống các phương tiện tham gia giao thông chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ, tín hiệu xi nhan. Hành vi này tiềm ẩn nguy cơ rất lớn gây nguy hiểm cho cho những phương tiện khác, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Vậy, chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ bị phat bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Căn cứ pháp lý:

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ có vi phạm pháp luật Giao thông đường bộ không?

Chuyển hướng xe đã được quy định rất tại Luật Giao thông đường bộ 2008. Theo đó, nguyên tắc chuyển hướng xe tại khoản 1 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

“Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.”

Như vậy, việc chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ là vi phạm nguyên tắc căn bản khi chuyển hướng được quy định trong Luật Giao thông đường bộ 2008, gây nguy hiểm cho người và các phương tiện giao thông xung quanh

Khi nào cần tín hiệu báo hướng rẽ theo quy định pháp luật hiện hành?

Tín hiệu báo rẽ, hay còn gọi là xi nhan, là đèn tín hiệu được gắn trên xe máy, ô tô có chức năng thông báo cho các phương tiện khác khi một phương tiện chuẩn bị thực hiện một số hành động nhất. Theo pháp luật hiện, tín hiệu báo rẽ bắt buộc phải được sử dụng trong những trường hợp sau đây (Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008):

  • Chuyển làn đường
  • Chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu)
  • Vượt xe
  • Cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe.

Một số trường hợp nên bật tín hiệu báo hướng rẽ để đảm bảo an toàn

Dù pháp luật không quy định, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, các phương tiện nên bật xi nhan trong một số trường hợp sau đây:

  • Khi đi qua vòng xuyến: người điều khiển phương tiện giao thông có thể xi nhan khi đi vòng xuyến theo cách sau: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” – khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.
  • Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.
  • Khi lùi vào ngõ: người điều khiển phương tiện giao thông nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.
  • Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.
Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ
chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ

Tín hiệu báo hướng rẽ ở khoảng cách bao nhiêu mét trước khi chuyển hướng là an toàn?

Hiện nay, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP lẫn Luật Giao thông đường bộ đều chưa có quy định cụ thể về khoảng cách phải bật xi nhan trước khi chuyển hướng. Tuy nhiên theo Giáo trình đào tạo lái xe ô tô (xuất bản năm 2011) có hướng dẫn người lái xe ô tô phải bật tín hiệu báo rẽ trước 25 – 30m và sau khi rẽ xong, duy trì thêm 5 – 10m rồi mới tắt xi nhan. Điều này sẽ cảnh báo những xe khác biết khi nào xe chuẩn bị chuyển hướng và lúc nào đã chuyển hướng xong.

Chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật hiện hành

Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể về mức phạt với hành vi chuyển hướng không xi nhan (không có tín hiệu báo hướng rẽ trước) đối với từng loại phương tiện. Cụ thể như sau:

Đối với ô tô

Trường hợp ô tô khi chuyển hướng không có tín hiệu trước được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, việc chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) sẽ bị phạt từ: 800.000 đồng – 01 triệu đồng.

Đối với xe máy:

Trường hợp xe máy chuyển hướng nhưng không xi nhan báo trước được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, hành vi vi phạm pháp luật giao thông này của người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dụng:

Nghị định 100/2019/NĐ-CP hiện chưa quy định về hành vi chuyển hướng không xi nhan trước với máy kéo, xe máy chuyên dụng . Tuy, một hành khác hành vi là hành vi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc của người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng có thể bị phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng, bên cạnh đó tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng giao thông đường bộ 01 – 03 tháng.

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông?

Dù pháp luật đã quy định rõ ràng, tuy nhiên, trên thực tế khó tránh khỏi trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vô tình vi phạm. Vậy, thời hạn để người điều khiển phương tiện giao thông nộp phạt vi phạm là bao nhiêu? theo quy định pháp luật hiện hàng, thời hạn xử phạt được quy định như sau:

  • Trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần: Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
  • Trường hợp xử phạt tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
  • Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
  • Nếu không rơi vào các trường hợp trên thì thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, trích lục hộ khẩu …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Không có tín hiệu báo rẽ khi chuyển hướng có bị tước GPLX không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, ngoài bị phạt tiền, người vi phạm lỗi không bật đèn xi nhan còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Xi nhan trái, rẽ phải có bị phạt không?

Trên thực tế, nhiều trường hợp người bật xi nhan bên phải nhưng lại rẽ trái, hoặc ngược lại, làm cho những phương tiện lưu thông phía sau khó lường trước được nên dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với người điều khiển xe máy; từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng với người điều khiển xe ô tô có hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ

Xe máy chuyển làn không có tín hiệu báo rẽ thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe máy chuyển làn mà không có tín hiệu báo rẽ sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.