Trong nhiều trường hợp có sự thay đổi về nội dung hợp đồng như thay đổi về tài sản hay nghĩa vụ;… vậy trong các trường hợp thay đổi nội dung hợp đồng thế chấp có phải đăng ký lại không? Về vấn đề này khách hàng đã đặt câu hỏi cho Luật sư X như sau:
Chào luật sư! Tôi vay ngân hàng B và thế chấp mảnh đất để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ; (bao gồm: nghĩa vụ trả nợ từ hợp đồng và nghĩa vụ phát sinh trong tương lai từ các hợp đồng sẽ ký kết với ngân hàng); hợp đồng thế chấp này đã công chứng và đăng ký thế chấp. Sau đó; tôi; ngân hàng B và anh C (con trai cả) ký phụ lục hợp đồng sửa đổi; bổ sung hợp đồng thế chấp: Bổ sung bên được bảo đảm là anh C và bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ trả nợ vay của anh C đối với ngân hàng B; phụ lục này cũng đã được công chứng. Vậy trong trường hợp trên; tôi có phải thực hiện đăng ký lại không? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây! Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế chấp là gì?
Thế chấp là một trong chín biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự 2015. Trong đó; có thể hiểu biện pháp bảo đảm là loại trách nhiệm đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm; mức độ chịu trách nhiệm và cả hình thức, biện pháp áp dụng trách nhiệm; nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của một bên. Cụ thể các biện pháp bảo đảm bao gồm:
- Cầm cố tài sản
- Thế chấp tài sản
- Đặt cọc
- Ký cược
- Ký quỹ
- Bảo lưu quyền sở hữu
- Bảo lãnh
- Tín chấp
- Cầm giữ tài sản
Theo Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“ Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
Cụ thể trong quan hệ vay tài sản; thế chấp tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ; có thể hiểu là việc bên vay đem tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản vay vào không chuyển giao tài sản đó cho bên vay. Theo pháp luật Việt Nam; thế chấp tài sản không chỉ đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay mà là đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nói chung; mặc dù trên thực tế quy định này chủ yếu được áp dụng cho hợp đồng vay.
Thay đổi nội dung hợp đồng thế chấp có phải đăng ký lại?
Trường hợp nội dung hợp đồng hay đổi
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; trường hợp hợp đồng có sự thay đổi về nội dung sau; thì cần thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký thế chấp:
- Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
- Rút bớt tài sản bảo đảm;
- Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;
- Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành; trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất; kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành; thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;
- Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm; mà trong hợp đồng bảo đảm ban đầu các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố; thế chấp tài sản để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.
Trường hợp nội dung thay đổi và ký kết hợp đồng mới
Tại khoản 1 và 2 Điều 23 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm; mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới; có hiệu lực độc lập với hợp đồng bảo đảm đã đăng ký trước đó; thì người yêu cầu đăng ký thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm mới và không phải xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó.
Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm; mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới thay thế hợp đồng bảo đảm đã đăng ký; thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm và 01 bộ hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm mới; để thực hiện đồng thời thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó và thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm mới.
Thay đổi nội dung hợp đồng thế chấp không phải đăng ký lại
Khoản 3; Điều 23 Nghị định này quy định; các bên không phải thực hiện đăng ký thay đổi đối với trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm; nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Trong hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm đã đăng ký có điều khoản về việc cầm cố; thế chấp tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai;
- Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm nhưng không bổ sung tài sản bảo đảm;
- Các bên chỉ ký kết hợp đồng sửa đổi; bổ sung hợp đồng bảo đảm đã đăng ký hoặc sửa đổi hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm mà không ký kết hợp đồng bảo đảm mới.
Có thể bạn quan tâm:
- Phương thức xử lý tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật
- Ngân hàng có được bán tài sản thế chấp khi chủ sở hữu không đồng ý
- Biện pháp bảo lãnh theo pháp luật dân sự hiện hành
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Thay đổi nội dung hợp đồng thế chấp có phải đăng ký lại năm 2022? “.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, xin giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, bảo hộ quyền tác giả, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
1. Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
2. Nộp trực tiếp;
3. Qua đường bưu điện;
4. Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Người yêu cầu đăng ký gửi phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót theo phương thức quy định tại Điều 13 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền; nếu phát hiện có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký.
– Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, tài sản là động sản khác. Việc yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo một trong các phương thức quy định tại Điều 13 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
– Trong thời hạn 01 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được yêu cầu; cơ quan đăng ký cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho cá nhân; pháp nhân có yêu cầu.