Chào Luật sư, tôi muốn hỏi Người lao động đi làm trước khi hết chế độ thai sản, có phải đóng BHXH? Chồng tham gia BHXH được 1 tháng có được hưởng chế độ khi vợ sinh con không? Trợ cấp học ngoại ngữ có tính đóng BHXH? Đi làm trước khi hết chế độ thai sản có đóng BHXH không? Có trường hợp nào xin để không đóng bảo hiểm xã hội được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Để có thêm thu nhập nuôi con nhỏ, nhiều lao động nữ đã lựa chọn đi làm sớm ngay cả khi chưa hết thời gian thai sản. Đi làm trước khi hết chế độ thai sản có đóng BHXH không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản cần điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Trường hợp lao động nữ chưa nghỉ hết thời gian nói trên mà muốn đi làm sớm phải đáp ứng đồng thời các điều kiện được quy định tại khoản 4 Điều 139 BLLĐ năm 2019 và Điều 40 Luật BHXH 2014 như sau:
– Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
– Người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý.- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
Người lao động đi làm trước khi hết chế độ thai sản, có phải đóng BHXH?
Căn cứ Điểm C Khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy đinh:
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH.
Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH; kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nhưng người lao động và sử dụng lao động phải đóng BHXH; BHYT.
Căn cứ quy định nêu trên; trường hợp của bạn đi làm trước khi hết thời hạn hưởng chế độ thai sản thì ngoài tiền lương của những ngày đi làm việc; bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn theo quy định. Thời gian đi làm trước khi hết thời hạn hưởng chế độ thai sản của bạn; Công ty và bạn phải đóng BHXH; BHYT; thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH.
Chưa hết thời gian thai sản đi làm sớm có được nhận đủ 6 tháng trợ cấp?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật BHXH năm 2014; người lao động được nghỉ hưởng chế độ thai sản trong 06 tháng với mức trợ cấp thai sản mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ.
Vậy trường hợp đi làm sớm có được hưởng đủ 06 tháng hay chỉ được hưởng trợ cấp đến thời điểm đi làm?
Theo khoản 4 Điều 139 BLLĐ năm 2019; lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả; lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy; người lao động đi làm sớm vừa được hưởng lương theo thời gian làm việc; đồng thời vẫn được hưởng đủ 06 tháng trợ cấp thai sản theo quy định.
Đi làm sớm sau thai sản có được hưởng dưỡng sức sau sinh?
Điều 41 Luật BHXH đã nêu rõ điều kiện nghỉ dưỡng sức phụ hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Trong đó, số ngày nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
– Tối đa 10 ngày: Lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.
– Tối đa 07 ngày: Lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
– Tối đa 05 ngày: Các trường hợp khác.
Với mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, người lao động sẽ được nhận 30% mức lương cơ sở (hiện nay tương đương 447.000 đồng/ngày).
Tuy nhiên chế độ này chỉ áp dụng đối với lao động nữ ngay sau khi hết thời gian thải sản mà sức khỏe còn yếu. Trong khi đó, lao động nữ đi làm sớm tức là chưa nghỉ hết thời gian thai sản, đồng thời khi muốn đi làm sớm thì người lao động còn phải có giấy xác nhận đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để đi làm.
Bởi vậy, lao động nữ đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì sẽ không được nhận tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch mới nhất
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh
- Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai – Mẫu số 09/ĐK
- Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng của giáo viên mới
- Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ xã mới
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Đi làm trước khi hết chế độ thai sản có đóng BHXH không? . Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, xin giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 2 của Điều 34 bộ luật BHXH 2014 có quy định:
– 05 ngày làm việc với sinh thường 1 con;
– 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi; từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; tối đa không quá 14 ngày làm việc
Bảo hiểm xã hội có 02 loại là:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc;
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, lao động nữ mang thai cũng sẽ được tham gia BHXH bắt buộc nếu làm việc theo hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên.