Giá trị di sản thừa kế thấp hơn khoản nợ để lại thì giải quyết ra sao?

16/08/2021
1115
Views

Tranh chấp thừa kế là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên; khi tranh chấp xảy ra; cả hai bên đều sẽ rất đau đầu để tìm ra một cách giải quyết hợp lý; đặc biệt là trong trường hợp vẫn còn khoản nợ của người chết. Chính chủ nợ và những người thừa kế khi rơi vào hoàn cảnh người vay/người thân qua đời mà để lại nợ; họ sẽ không biết cách nào xử lý vừa đúng luật vừa không phi đạo đức. Vậy nếu giá trị di sản thừa kế thấp hơn khoản nợ để lại thì giải quyết ra sao?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Di sản thừa kế là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống; tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Đồng thời; theo quy định tại Điều 609 về quyền thừa kế; cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Xác định người thừa kế

Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015; người thừa kế là người kế thừa quyền và nghĩa vụ về tài sản từ người để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

  • Đối với người thừa kế theo pháp luật, việc xác định người thừa kế dựa trên hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định tại Chương XXIII Bộ luật này.
  • Đối với thừa kế theo di chúc; việc xác định người thừa kế dựa vào nội dung của người lập di chúc. Người lập di chúc chỉ định ai thừa hưởng di sản thừa kế trong di chúc thì người đó trở thành người thừa kế; trừ trường hợp những người thừa kế di sản của nhau chết cùng thời điểm; và những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Người vay nợ chết thì khoản nợ được xử lý như thế nào ?

Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi người vay nợ chết, những người thừa kế vẫn phải trả nợ thay cho họ trong phạm vi di sản mà người chết đó để lại. Điều này cũng đồng nghĩa rằng dù người vay nợ chết thì việc trả nợ vẫn phải được thực hiện.

Di sản chưa được phân chia

  • Lúc này, tài sản sẽ được giao cho người quản lý di sản trong coi, gìn giữ. Người quản lý di sản theo Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 là những người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc di chúc không chỉ định thì người đang chiếm hữu, quản lý di sản đó vẫn được quyền tiếp tục quản lý cho đến khi cử được người quản lý di sản mới. Trường hợp vẫn chưa xác định được ai là người quản lý di sản thì cơ quan Nhà nước sẽ thay mặt quản lý những di sản này.
  • Nghĩa vụ trả nợ lúc này vẫn sẽ được người quản lý di sản thực hiện trong trường hợp có thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Di sản đã được phân chia

  • Trong trường hợp này, mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận (Trừ trường hợp các đồng thừa kế có thỏa thuận khác)
  • Điều này đồng nghĩa với việc; dù di chúc có quy định rõ ai là người có nghĩa vụ trả hết toàn bộ số nợ. Thì họ cũng chỉ có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi tương ứng với phần di sản mình được nhận.

Giá trị di sản thừa kế thấp hơn khoản nợ để lại thì giải quyết ra sao?

Theo Điều 615; Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại; trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy; theo quy định pháp luật thì trong phạm vi di sản mà mình được hưởng; người con phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do cha mẹ để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận (trừ khi có thỏa thuận khác). Có nghĩa là; nếu người để lại di sản chết khi chưa trả xong nợ thì người được hưởng thừa kế phải dùng tài sản mà mình được hưởng để trả nợ. Trừ trường hợp; người thừa kế có thỏa thuận với chủ nợ trả nợ thay cho người để lại di sản thêm số tiền vượt phạm vi di sản mà người đó để lại.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Giá trị di sản thừa kế thấp hơn khoản nợ để lại thì giải quyết ra sao?

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ giải quyết thế nào?

Nếu có tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ thì các bên có thể:
-Tổ chức gặp mặt và tiến hành hòa giải, thương lượng.
– Khởi kiện ra Tòa án

Có thể từ chối nhận di sản không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015:
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người khác.

Có thể trì hoãn việc chia di sản không?

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận