Sản xuất thực phẩm cần giấy tờ gì?

10/06/2022
Sản xuất thực phẩm cần giấy tờ gì
726
Views

Kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực đầu tư luôn được đánh giá là tiềm năng và ổn định vì nhu cầu ăn uống của con người là nhu cầu căn bản và cấp thiết. Bởi ăn uống là nhu cầu căn bản không thể thiếu của con người. Mà ngành nghề kinh doanh liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng nên các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện an toàn để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Như vậy, trong quá trình kinh doanh, giấy tờ sản xuất thực phẩm là điều cần thiết, nó phản ánh quy định của pháp luật về điều kiện để sản xuất thực phẩm.

Để hơn điều này, chúng ta có thể tìm hiểu sản xuất thực phẩm cần giấy tờ gì tại Luật sư 247:

Sản xuất thực phẩm cần giấy tờ gì?

Với mỗi thực phẩm và loại hình kinh doanh khác nhau, pháp luật lại có những quy định, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm khác nhau. Do đó, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải chú ý, xác định xem mình thuộc trường hợp nào để từ đó điều chỉnh, xây dựng cho cơ sở của mình đáp ứng được hết tất cả những trường hợp mà pháp luật đặt ra.

Các hình thức kinh doanh thực phẩm phổ biến gồm có: Kinh doanh thực phẩm tươi sống, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Ngoại trừ hình thức kinh doanh thức ăn đường phố, để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp/hộ kinh doanh cần đảm bảo các điều kiện về giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP);
  • Nếu kinh doanh sản phẩm chức năng, phải có giấy xác nhận phù hợp theo quy định về ATTP;
  • Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy và an ninh trật tự.
Sản xuất thực phẩm cần giấy tờ gì
Sản xuất thực phẩm cần giấy tờ gì

Thủ tục thành lập doanh nghiệp doanh thực phẩm

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký công ty kinh doanh thực phẩm;

– Điều lệ công ty kinh doanh thực phẩm;

– Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);

– Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập, của người đại diện theo pháp luật.

– Trường hợp thành viên góp vốn thành lập là tổ chức cần bổ sung: 

  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác của tổ chức; 
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

– Giấy ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận kết quả (trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện);

– Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.

Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ online tại đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.

Thời hạn giải quyết: 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.

Thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành thực phẩm);
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại cơ sở do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận kiến thức về  vệ sinh ATTP của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất tại cơ sở;
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Bộ công thương, sở công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện ATVSTP.

Bộ Y tế, trong đó:

  • Cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế có thẩm quyền cấp giấy phép đối với công ty hoặc hộ kinh doanh nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp…;
  • Phòng y tế – ủy ban nhân quận: Có quyền hạn cấp giấy phép cho các Hộ kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ hơn.

Thời hạn cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu cơ sở đủ điều kiện thì được cấp giấy phép vệ sinh ATTP, nếu không đủ điều kiện thì cơ quan chức năng thẩm định sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Sản xuất thực phẩm cần giấy tờ gì. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam; soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, xác minh tình trạng hôn nhân; hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội; đăng ký nhãn hiệu; trích lục hồ sơ nhà đất; thành lập công ty liên doanhdịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện những loại giấy tờ sản xuất thực phẩm khi đăng ký kinh doanh?

Nếu bạn muốn đăng ký kinh doanh sản xuất thực phẩm thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
Đăng ký hộ kinh doanh/công ty kinh doanh thực phẩm;
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP).
Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, bạn cần đáp ứng thêm các giấy tờ khác như giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy và an ninh trật tự, giấy xác nhận phù hợp theo quy định về ATTP (nếu kinh doanh sản phẩm chức năng).

Đăng ký công ty kinh doanh để lấy giấy sản xuất thực phẩm mất bao lâu?

Việc đăng ký công ty kinh doanh thực phẩm tại Sở Kế hoạch và Đầu tư mất từ 5-7 ngày làm việc. Sau khi thành lập công ty xong, bạn phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, việc này có thể mất thêm của bạn từ 20-25 ngày hoặc lâu hơn thế.

Chúng ta có thể đăng ký kinh doanh và lấy giấy sản xuất thực phẩm ở đâu?

Cơ quan được phép cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm có: Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.