Kinh doanh thu mua nông sản là hình thức kinh doanh mà bạn đang có ý định hướng đến. Tuy nhiên, có thể bạn đang thắc rằng, liệu thu mua nông sản có cần đăng ký kinh doanh không? Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh không?” qua bài viết sau đây nhé!
Thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh
Một đặc điểm đặc biệt của hai hình thức kinh doanh thu mua nông sản bạn không thể bỏ qua đó chính là điều kiện kinh doanh. Với doanh nghiệp thì bắt buộc phải đăng kí kinh doanh, phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh, thì chỉ một số ít trường hợp phải đăng ký kinh doanh. Nếu việc thu mua nông sản trong nước (không xuất khẩu hay bán cho khu chế xuất, phi thuế quan) không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thì cá nhân mua bán hàng nông sản sẽ không phải đăng ký kinh doanh. Các thương lái chỉ thu mua nông sản từ người nông dân sau đó bán lại cho đại lý hoặc doanh nghiệp khác cũng không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Điều kiện đăng ký kinh doanh thu mua nông sản
- Được thành lập hợp pháp theo pháp lý nhà nước
- Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành nông nghiệp, thủy sản, phù hợp với yêu cầu của từng loại. Đồng thời bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với kỹ thuật sản xuất của từng loại
- Có nhân viên kỹ thuật đã qua đào tạo kiến thức về nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, bảo vệ thực vật
- Riêng đối với kinh doanh gạo cần có kho chứa, có cơ sở chuyên xay xát
- Với cơ sở kinh doanh giống cây trồng thì cần có nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm giống cây trồng
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp: Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Thủ tục xin giấy chứng nhận kinh doanh thu mua nông sản
Trong đó sự ghi nhận này được thể hiện trong giấy chứng nhận kinh doanh bằng văn bản, cụ thể hoặc bản điện tử. Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nông sản, quý khách thực hiện như sau:
Soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh với các tài liệu:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ cơ sở kinh doanh hoặc người đứng đầu công ty
- Nếu thành lập công ty thì cần có thêm
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên công ty, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, danh sách người đại diện theo ủy quyền
- Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư kèm theo chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của người đại diện
Hồ sơ đăng ký kinh doanh nông sản được nộp tại tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp nếu thành lập công ty). Hoặc nộp phòng kinh tế/ kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nếu thành lập hộ kinh doanh.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy chứng nhận trong thời hạn từ 3 đến 5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu không hợp lệ thì gửi văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Những trường hợp không được cấp lý lịch tư pháp?
- Tờ khai thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội
- Thủ tục thanh toán bảo hiểm tai nạn giao thông
- Kiếm tiền trên Telegram có lừa đảo không?
- Mẫu giấy mua bán đất rừng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như quản lý văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân, mã số thuế cá nhân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, trích lục khai tử, mẫu trích lục hồ sơ địa chính, cấp bản sao trích lục hộ tịch, giấy phép flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép VSATTP là loại giấy phép cần phải có để đảm bảo cơ sở kinh doanh của mình đã đạt điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Trước thực trạng thực phẩm bẩn, kém chất lượng, có chứa chất độc hại tràn lan trên thị trường như hiện nay thì giấy phép này gần như là bắt buộc, đặc biệt là cơ sở chế biến, đóng gói nông sản. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho loại hình kinh doanh này đó chính là Sở Nông Nghiệp.
Để dễ tiếp cận với nguồn hàng, với đối tượng khách hàng thì những cơ sở thu mua nông sản nên chọn là khu vực chuyên sản xuất, trồng trọt nông sản để dễ dàng cho việc thu mua và di chuyển và đảm bảo cho khâu bảo quản được tốt nhất. Chẳng hạn, mở cơ sở thu mua cà phê ở gần các khu vực chuyên trồng cà phê, cơ sở thu mua mía đường ở gần các vực chuyên trồng mía.
Bên cạnh đó, nên tìm hiểu xem khu vực đó có đại lý thu mua nào đã mở trước đó hay không. Để từ đó cân nhắc xem có nên nhất quyết định nên đặt cơ sở tại đó như dự định hay di chuyển đến nơi khác để giảm tính cạnh tranh.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu lựa chọn thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ không bị giới hạn về quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh. Ngược lại với doanh nghiệp, nếu thành lập hộ kinh doanh cá thể thì việc kinh doanh phải chọn địa điểm cố định tại nơi đăng ký hộ khẩu, nơi tạm trú. Nếu kinh doanh ngoài địa điểm thì phải báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý kinh doanh,…