Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn theo tố tụng dân sự?

15/08/2021
Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn theo tố tụng dân sự?
863
Views

Trong cuộc sống khó tránh khỏi những xung đột không đáng có cần phải giải quyết tại Tòa án; Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm; thì hiểu biết được quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn trong vụ án dân sự là tiên quyết để bảo vệ được bản thân. Bạn đọc đã hiểu về quyền và nghĩa vụ của Nguyên đơn trong vụ án dân sự chưa? Dưới đây là vấn đề giải quyết của Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý:

Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn

Căn cứ vào điều 71 quy định quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn như sau:

Điều 71. Quy định Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn

1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.

3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn; được quy định theo như quyền và nghĩa vụ của đương sự được quy định tại điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Ngoài ra còn có các quyền và nghĩa vụ khác như được thay đổi nội dung yêu cầu đơn kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện;….

Nguyên đơn trong thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải; và tạo điều kiện thuận lợi; để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này. Do đó, trong giai đoạn này, nguyên đơn có những quyền, nghĩa vụ sau:

1) Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.

2) Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

3) Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ.

4) Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

5) Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành.

6) Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. Quy định mới của BLTTDS  2015, vì trước đây, bộ luật cũ chỉ quy định quyền này đối với nguyên đơn, không quy định đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

7) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

8) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Nguyên đơn tại phiên tòa sơ thẩm

Nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ sau:

Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.

Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này.

Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.

Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.

Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.

Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.

Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;

Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Đối với việc đăng bản án trên cổng thông tin điện tử: Khi phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, trong đó có nguyên đơn trong quá trình xét xử, Chủ tọa phiên tòa phải giải thích cho những người tham gia tố tụng biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của nguyên đơn về việc yêu cầu Tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh..

Đây là quyền mới của nguyên đơn nói riêng; cũng như đương sự nói chung; có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

Nguyên đơn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm

Nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ sau:

Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Câu hỏi thường gặp

Đăng bản án trên cổng thông tin điện tử thì cần phải làm gì?

Đối với việc đăng bản án trên cổng thông tin điện tử: Khi phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, trong đó có nguyên đơn trong quá trình xét xử, Chủ tọa phiên tòa phải giải thích cho những người tham gia tố tụng biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của nguyên đơn về việc yêu cầu Tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh..
Đây là quyền mới của nguyên đơn nói riêng; cũng như đương sự nói chung; có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm

Nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ sau:
Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ chung của nguyên đơn là gì?

Căn cứ vào điều 71 quy định quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn như sau:
Điều 71. Quy định Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0936.408.102

Xem thêm: Khái niệm nguyên đơn theo quy định trong tố tụng dân sự

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận