Thời hạn kê biên tài sản là bao lâu theo quy định năm 2022

08/06/2022
Thời hạn kê biên tài sản là bao lâu theo quy định năm 2022
1156
Views

Trong tố tụng dân sự; kê biên tài sản là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà pháp luật thực hiện để ngăn cản những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự. Vậy hiểu thế nào cho đúng về kê biên tài sản? Tài sản nào sẽ không bị kê khai? Thời hạn kê biên tài sản là bao lâu theo quy định là một vấn đề rất nhiều người quan tâm; đặc biệt là những người có quyền và lợi ích liên quan. Sau đây; Luật sư X sẽ giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hiểu thế nào về kê biên tài sản?

Kê biên; xử lý tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2014 (Luật THADS); và được hướng dẫn tại Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP; Điều 4 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC.

Luật THADS quy định về kế hoạch cưỡng chế thi hành án tại Điều 72. Theo đó; trong trường hợp cần huy động lực lượng; chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án gồm các nội dung chính như:

  • Tên người bị áp dụng;
  • Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;
  • Thời gian, địa điểm cưỡng chế;
  • Phương án tiến hành cưỡng chế;
  • Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế;
  • Dự trù chi phí cưỡng chế.

Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân; cơ quan Công an cùng cấp; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức; cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Cơ quan, tổ chức; cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch; yêu cầu của Chấp hành viên.

Thời hạn kê biên tài sản là bao lâu?

Kê biên tài sản theo quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Pháp luật hiện nay không quy định thời hạn ra quyết định kê biên tài sản là bao lâu kể từ khi có bản án.

Một số giai đoạn xử lý tài sản thi hành án được quy định trong Luật Thi hành án dân sự 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành gồm:

  • Người được thi hành án gửi yêu cầu thi hành án trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật: Phải nộp đơn yêu cầu thi hành án; bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu; giấy tờ khác liên quan;
  • Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án: trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án;
  • Cơ quan thi hành án dân sự gửi thông báo về việc thi hành án tới các bên: trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày ra quyết định thi hành án. Nếu phải niêm yết công khai văn bản thông báo thi hành án; thì mất 10 ngày làm việc. Trường hợp phải thông báo qua đài phát thanh; truyền hình thì mất 02 ngày; hoặc mất thời gian là 02 số liên tiếp nếu lựa chọn thông báo qua báo ngày;
  • Người phải thi hành án tự nguyện thi hành án: thời gian cho phép là có 10 ngày;
  • Sau 10 ngày; nếu không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành án. Căn cứ vào quyết định cưỡng chế thi hành án; chấp hành viên sẽ thực hiện việc kê biên tài sản;

Vì vậy; chưa thể tính toán được cụ thể thời gian thực hiện kê biên tài sản là bao nhiêu ngày kể từ thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật.

Tài sản nào không được kê biên?

Pháp luật quy định các trường hợp không được kê biên tài sản tại Điều 87 Luật THADS. Theo đó; các tài sản dưới đây không được kê biên:

– Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

– Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:

  • Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
  • Số thuốc cần dùng để phòng; chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
  • Vật dụng cần thiết của người tàn tật; vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
  • Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
  • Công cụ lao động cần thiết; có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
  • Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.

– Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp; hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

  • Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
  • Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện; tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
  • Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động; phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Trình tự, thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự

Điều 88 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định thực hiện việc kê biên tài sản như sau:

Thời hạn kê biên tài sản là bao lâu theo quy định năm 2022
Thời hạn kê biên tài sản là bao lâu theo quy định năm 2022.

Thực hiện kê biên tài sản

Kê biên tài sản là bất động sản 

Trước khi kê biên; ít nhất là 03 ngày làm việc, chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế; đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên; trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Nếu đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền; nghĩa vụ của mình.

Nếu đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt; thì chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên; nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng; thì chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.

Kê biên đồ vật, nhà ở, công trình

Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc: nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý; sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói; thì chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khoá, mở gói.

Nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt; thì chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khoá, phá khoá hoặc mở gói; trong trường hợp này phải có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khoá, phá khóa, mở gói.

Lập biên bản kê biên

–  Việc kê biên tài sản phải lập biên bản

Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên; họ, tên chấp hành viên, đương sự, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.

Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được uỷ quyền; người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế; chấp hành viên và người lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thời hạn kê biên tài sản là bao lâu theo quy định năm 2022 “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, xin giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Kê biên hoa lợi là gì?

Trường hợp người phải thi hành án có tài sản mang lại hoa lợi; Chấp hành viên kê biên hoa lợi đó để bảo đảm thi hành án. Đối với hoa lợi là lương thực;thực phẩm thì khi kê biên; Chấp hành viên phải để lại một phần để người phải thi hành án và gia đình họ sinh sống theo quy định về tài sản không được kê biên của cá nhân “Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới”.

Tài sản là vốn góp có bị kê biên không?

– Chấp hành viên yêu cầu cá nhân; cơ quan; tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp; cung cấp thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành án để kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần thiết; Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án; trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án.
– Trong trường hợp này; đương sự có quyền yêu cầu Toà án xác định phần vốn góp của người phải thi hành án.

Có mấy biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật thi hành án dân sự 2008; thì có 3 biện pháp bảo đảm thi hành án sau:
– Phong toả tài khoản;
– Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
– Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.