Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo quy định mới năm 2022

08/06/2022
Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo quy định mới năm 2022
624
Views

Trong nhiều trường hợp sau khi kết thúc vụ kiện dân sự; các đương sự không tự nguyện thi hành bản án; hay quyết định của Tòa. Trong những trường hợp đó; những người có quyền lợi sẽ vô cùng lo lắng. Dự liệu trước về trường hợp đó; các nhà làm luật đã quy định nhiều biện pháp nhằm bảo đảm thi hành án dân sự; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vậy biện pháp bảo đảm thi hành án được hiểu như thế nào? Có mấy biện pháp? Nội dung cụ thể ra sao? Luật sư X sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014

Nội dung tư vấn

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được hiểu như thế nào?

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý được chấp hành viên áp dụng theo một trình tự; thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án; đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng; định đoạt; chuyển dịch; thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án; ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại; thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án; làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.

Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật thi hành án dân sự 2008; thì có 3 biện pháp bảo đảm thi hành án sau:

  • Phong toả tài khoản;
  • Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
  • Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Có thể bạn quan tâm:

Cụ thể nội dung của từng biện pháp sau đây Luật sư X sẽ tiến hành phân tích; mời bạn đọc tiếp tục theo dõi!

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự thứ nhất

Biện pháp phong tỏa tài khoản được quy định tại Điều 67 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. Theo đó; Chấp hành viên được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền gửi trong tài khoản ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Biện pháp phong tỏa tài khoản nhằm tác động đến tài khoản của người phải thi hành án; thông qua đó kiểm soát; ngăn chặn được  hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản của đương sự nhằm đảm bảo việc thi hành án được thuận lợi; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Theo đó:

  • Việc phong toả tài khoản được thực hiện trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.
  • Khi tiến hành phong toả tài khoản; Chấp hành viên phải giao quyết định phong toả tài khoản cho cơ quan; tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án.
  • Cơ quan; tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyết định của Chấp hành viên về phong toả tài khoản.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản; Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định.
Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo quy định mới năm 2022
Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo quy định mới năm 2022.

Biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự thứ hai

Biện pháp tạm giữ giấy tờ; tài sản của đương sự được quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Tạm giữ tài sản của đương sự là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được tiến hành trên các động sản của người phải thi hành án; đặt những động sản này trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng; định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán; hủy hoại tài sản để trốn tránh việc thi hành án. Cụ thể:

– Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ hoặc yêu cầu cơ quan; tổ chức; cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản; giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng.

– Việc tạm giữ tài sản; giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự không ký; thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản; giấy tờ phải được giao cho đương sự.

– Trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ; Chấp hành viên ra một trong các quyết định sau đây:

  • Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản; giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án;
  • Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản; giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Việc trả lại tài sản; giấy tờ tạm giữ phải lập biên bản, có chữ ký của các bên.

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự thứ ba

Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản được quy định tại Điều 69 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. 

Tạm dừng việc đăng ký; chuyển dịch; thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng đối với các động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản của người phải thi hành án; nhằm ngăn chặc hoặc tạm dừng các hành vi của người phải thi hành án như chuyển quyền sở hữu; sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản.

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự này là tiền đề cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự kê biên; xử lý tài sản của người phải thi hành án; cưỡng chế trả vật, chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó:

  • Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu; sử dụng, tẩu tán, huỷ hoại, thay đổi hiện trạng tài sản; Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng; thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức; cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng; thay đổi hiện trạng tài sản đó.
  • Trong thời hạn 15 ngày; Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký; chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo quy định mới năm 2022 “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, xin giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký hộ kinh doanh,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Kê biên tài sản là gì?

Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2014 (Luật THADS) và được hướng dẫn tại Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP; Điều 4 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC.

Tàn sản thi hành án đang do người thứ ba giữ thì kê biên như thế nào?

– Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án, kể cả trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án. Trong trường hợp người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án.
– Trường hợp tài sản kê biên đang cho thuê thì người thuê được tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết.

Tài sản thi hành án có được trả lại không?

Theo Điều 126 Luật Thi hành án dân sự quy định: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền; tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án; quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.