Hiện nay, nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư phát triển, nhu cầu người nước ngoài thực hiện vào các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ngày càng nhiều. Khi nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư kinh doanh vào Việt Nam thì điều họ quan tâm trước tiên đó là người nước ngoài có được thành lập công ty tại Việt Nam hay không? Dưới đây là bài viết tư vấn cụ thể của Luật sư 247 về thành lập công ty nước ngoài ở Việt Nam. Mời bạn đọc tham khảo.
Điều kiện để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hay tổ chức đều có thể làm thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, một số ngành nghề kinh doanh lại có yêu cầu nhà đầu tư phải là pháp nhân mới có thể thực hiện hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, trước khi đó đều cần được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải có một dự án đầu tư.
Hơn nữa, mọi nhà đầu tư muốn thành lập công ty tại Việt Nam phải chứng minh được năng lực tài chính của mình. Đối với các lĩnh vực bán buôn hay bán lẻ, tham gia vào hoạt động thương mại sẽ phải có thêm được kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực đó.
Đối với các dự án đầu tư trong sản xuất, khi làm thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam phải có hợp đồng thuê xưởng tại các khu công nghiệp. Còn các dự án nhỏ hay công ty kinh doanh khác cũng thuê địa điểm hợp pháp để làm trụ sở công ty.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy quy định của pháp luật Việt Nam thì nhà đầu tư mới có thể làm thủ tục thành lập công ty. Ngoài ra, các cá nhân là đại diện đầu tư tất nhiên phải đủ 18 tuổi còn tổ chức là thành viên WTO. Các tổ chức tham gia vào hiệp định, ký điều ước liên quan tới đầu tư Việt Nam cũng đủ điều kiện để thành lập công ty tại đây
Cần chuẩn bị hồ sơ gì khi muốn thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam?
Đối với các cá nhân:
- Bản sao hộ chiếu được chứng thực và đóng dấu bởi các cơ quan có thẩm quyền;
- Các văn bản có hiệu lực minh chứng được tài chính của nhà đầu tư;
- Có đầy đủ hợp đồng thuê địa điểm cũng như giấy tờ đất liên quan địa điểm thuê đó: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký kinh doanh.
Đối với tổ chức:
- Các giấy tờ, tài liệu xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức;
- Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất và số dư đủ với số vốn đầu tư vào công ty ở Việt Nam;
- Hộ chiếu chứng thực từ người đại diện công ty tại nước ngoài và công ty tại Việt Nam;
- Hợp đồng thuê địa điểm cũng như các giấy tờ liên quan như đối với cá nhân.
Quy trình thực hiện thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam cần trải qua các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ cần thiết đối với cá nhân và tổ chức đã được hướng dẫn ở trên, kèm theo đó là: văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư cùng đề xuất dự án.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế để đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận sẽ được xem xét và cấp trong vòng 15 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ.
Bước 3: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty. Các giấy tờ chuẩn bị: giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty, bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, điều lệ công ty, danh sách người sáng lập, bản sao giấy tờ cá nhân của người đại diện công ty. Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố là cơ quan tiếp nhận hồ sơ này và xử lý trong 3 – 5 ngày.
Sau khi được cấp các giấy chứng nhận và đi vào hoạt động kinh doanh, công ty nước ngoài tại Việt Nam phải gửi báo cáo định kỳ về tình hình dự án. Tất cả báo cáo này sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông qua trên trang thông tin điện tử.
Bảng giá thành lập công ty của Luật sư 247
Dịch vụ thành lập công ty của Luật 247
Đăng ký thành lập công ty không phải là một thủ tục khó nhưng việc tư vấn ban đầu rất quan trọng. Việc được tư vấn làm đúng mọi thứ ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định, tự tin bước vào thị trường. Ngoài ra Luật 247 đã và đang áp dụng mô hình tư vấn theo hệ sinh thái, nghĩa là chúng tôi sẽ tư vấn và thực hiện tất cả thủ tục, hướng dẫn thành lập công ty cho khách hàng để khách hàng nhanh chóng đạt đạt mục tiêu.
Ưu điểm dịch vụ tư vấn thành lập công ty của Luật sư 247
1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư 247; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc về Thành lập doanh nghiệp
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Thành lập công ty nước ngoài“. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Các nhà đầu tư sẽ được thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam với các loại hình là: công ty cổ phần, công ty TNHH và công ty hợp danh. Loại hình được lựa chọn sẽ tùy thuộc vào số lượng nhà đầu tư cùng nhau quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế. Miễn rằng công ty thành lập không hoạt động kinh doanh các mặt hàng mà pháp luật Việt Nam đã cấm.
Về việc thuê địa điểm làm trụ sở công ty, ngoài việc nộp đúng các giấy tờ như đã nâu trên thì không được sử dụng nhà chung cư. Với dự án sản xuất thì nơi đặt trụ sở phải là nơi cho thuê bất động sản trong các khu công nghiệp. Còn về lĩnh vực đầu tư, các ngành nghề không thuộc cam kết WTO thì cần trình đơn lên Bộ Công Thương nhưng khả năng được chấp thuận sẽ không cao.
Công ty nước ngoài tại Việt Nam phải nộp đầy đủ các khoản thuế tương tự như công ty trong nước. Cụ thể là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và một số loại khác nếu có hoạt động liên quan như thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt.
ông trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
Công ty cổ phần;
Công ty hợp danh.
Thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của nước sở tại (đất nước đặt trụ sở chính).
Công ty mẹ hoạt động tối thiểu 5 năm và thời hạn hoạt động còn tối thiểu 1 năm trên giấy phép thành lập tính tại thời điểm nộp hồ sơ xin cấp phép tại Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời phù hợp với pháp luật Việt Nam quy định.